Wednesday, June 26, 2013

Vì sao không nên cho con ăn dặm sớm?

Dịch bởi: Hoài Trần Roger.
Nguồn: http://kellymom.com/nutrition/starting-solids/delay-solids/

Các chuyên gia y tế và các chuyên gia nghiên cứu về việc cho con bú thống nhất rằng, cha mẹ nên chờ đến khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi rồi hãy cho ăn dặm. Hiện đã có một số lượng lớn các nghiên cứu về vấn đề này, và hầu hết tất cả các tổ chức y tế đều đã cập nhật những khuyến cáo của mình để thống nhất với các nghiên cứu mới hiện nay. Rất tiếc rằng rất nhiều nhà cung cấp chăm sóc y tế không được phổ cập trong những gì họ đang nói với các cha mẹ, và rất rất nhiều sách cũng không có được những thông tin mới nhất.

Những tổ chức sau đây khuyến cáo rằng tất cả trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (không ngũ cốc - như người Việt thì là cháo, không nước trái cây hay bất kì loại thực phẩm nào) (ngay cả nước lọc cũng không cần thiết):

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
UNICEF (Tổ chức bảo vệ trẻ em)
American Academy of Pediatrics (Viện nhi khoa Mỹ)
American Academy of Family Physicians (Viện bác sĩ gia đình Mỹ)
Australian National Health and Medical Research Council (Tổ chức nghiên cứu và y tế Úc)
Health Canada (Sức khoẻ Canada)

Hầu hết các bé đều sẽ sẵn sàng cả về thể chất lẫn sinh lý để bắt đầu việc ăn dặm trong khoảng thời gian 6 đến 9 tháng tuổi. Đối với một số bé thì trì hoãn lâu hơn 6 tháng có thể là một điều tốt; điển hình là một số bác sĩ sẽ khuyên bắt đầu cho con ăn dặm sau 12 tháng nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng thực phẩm (trường hợp này không phổ biến).

NHỮNG LÝ DO NÊN TRÌ HOÃN VIỆC CHO CON ĂN DẶM:

Mặc dù một số những lý do dưới đây được nghiên cứu cho những bé được bú mẹ hoặc bú mẹ hoàn toàn, nhưng các chuyên gia khuyên rằng trẻ uống sữa công thức cũng không nên cho con ăn dặm sớm.

1. Bảo vệ bé khỏi bệnh tật
Mặc dù trẻ sẽ vẫn tiếp tục nhận được nhiều chất miễn dịch từ sữa mẹ nếu cứ tiếp tục bú, nhưng lúc nhận được nhiều miễn dịch nhất là lúc bé được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ chứa hơn 50 yếu tố miễn dịch được biết đến và có lẽ còn rất nhiều nữa mà khoa học vẫn chưa rõ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được bú mẹ HOÀN TOÀN trong hơn 4 tháng đầu đời ít có nguy cơ bị viêm tai hơn trẻ được bú mẹ và bổ sung ăn dặm sớm, đến 40%. Khả năng bị bệnh đường hô hấp xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong thời thơ ấu sẽ được giảm đáng kể nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 15 tuần đầu và không có thức ăn nào được giới thiệu trong thời gian đó (Wilson, 1998). Rất nhiều nghiên cứu khác đã tìm được liên kết giữa việc cho con bú hoàn toàn và nhiều lợi ích sức khoẻ.

2. Cho thêm thời gian để hệ thống tiêu hoá của trẻ được trưởng thành

Nếu cho trẻ ăn dặm trước khi hệ thống cơ thể của trẻ sẵn sàng để hoạt động thì trẻ sẽ bị khó tiêu và sẽ gây ra những phản ứng khó chịu (rối loạn tiêu hoá, bụng đầy hơi, táo bón, vv). Protein tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa được hoàn chỉnh. Acid dạ dầy và pepsin được tiết ra khi sinh và sẽ tăng dần trong 3, 4 tháng đầu để đạt đến tiêu chuẩn như của một người lớn. Các men tuỵ enzyme đến khoảng 6 tháng mới đạt được mức độ phù hợp để tiêu hoá tinh bột. Các enzyme carbohydrate như maltase, isomaltase, và sucrase đến khoảng 7 tháng mới đạt mức độ trưởng thành. Trẻ còn quá bé có lipase và muối mật chỉ ở mức độ thấp, vì vậy đến 6-9 tháng tuổi mới tiêu hoá được chất béo.

3. Giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, kéo dài thời gian con bú mẹ hoàn toàn sẽ giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Từ khi sinh ra cho đến khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, ruột của trẻ có hiện tượng gọi là "ruột mở" (Không biết ở VN có từ chuyên dụng nào khác để diễn tả hiện tượng này không?). Điều này có nghĩa là không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn, bao gồm các proteins nguyên chất và cả mầm bệnh dễ dàng đi trực tiếp vào máu. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể có lợi để giúp truyền protein vào máu trực tiếp hơn, nhưng điều này cũng có nghĩa là các protein lớn từ những thực phẩm dẫn đến dị ứng cho trẻ và mầm bệnh cũng sẽ dễ dàng vượt qua để vào. Trong thời gian 4-6 tháng, khi ruột vẫn ở trạng thái "mở", các kháng thể (sIgA) từ sữa mẹ sẽ bao bọc đường tiêu hoá của trẻ và cung cấp miễn dịch thụ động, giảm khả năng mắc bệnh và dị ứng trước khi hiện tượng "ruột đóng" xảy ra. Trẻ bắt đầu tự mình sản xuất các kháng thể này lúc khoảng 6 tháng tuổi, và hiện tượng "ruột đóng" cũng sẽ xảy ra cùng thời điểm.


(Hình ảnh diễn tả hiện tượng "ruột mở" và "ruột đóng")

4. Bảo vệ trẻ khỏi bị thiếu máu - thiếu sắt.

Việc cho bé bổ sung sắt từ thuốc bổ hoặc thực phẩm trong 6 tháng đầu đời giảm khả năng hấp thụ sắt của bé. Trẻ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, và được bú mẹ hoàn toàn trong cả 6 - 9 tháng đầu đời vẫn duy trì được hemoglobin và sắt dự trữ một cách bình thường. Trong một nghiên cứu (Pisacane, 1995), các nhà nghiên cứu kết luận rằng trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng (và không được bổ sung sắt từ bên ngoài) thì lúc một tuổi có độ hemoglobin cao hơn đáng kể so với trẻ bú sữa mẹ mà được ăn dặm trước 7 tháng. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy trường hợp thiếu máu nào trong năm đầu của trẻ được bú hoàn toàn trong 7 tháng, và đã kết luận rằng cho trẻ bú hoàn toàn trong 7 tháng đầu sẽ giảm nguy cơ thiếu máu.

5. Giúp trẻ chống bệnh béo phì trong tương lai

Cho trẻ ăn dặm sớm sẽ tạo nguy cơ tăng lượng mỡ trong cơ thể và cả cân nặng (Bệnh béo phì có thể gây huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh đường hô hấp và nhiều bệnh khác nữa.)

6. Giúp mẹ duy trì lượng sữa cho con bú
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ăn dặm, thức ăn sẽ thay thế sữa chứ không cộng thêm vào lượng sữa trẻ đang uống. Trẻ càng ăn nhiều thức ăn thì sẽ càng bú ít sữa, và càng bú ít thì mẹ sẽ càng ít sữa đi. Trẻ ăn nhiều thức ăn hoặc ăn sớm sẽ có xu hướng cai sữa sớm.

7. Giúp ngừa thai

Điều này chỉ có hiệu lực nhất trong thời gian mẹ đang cho con bú hoàn toàn.

8. Giới thiệu việc ăn dặm với con được dễ dàng hơn.
Khi trẻ được ăn dặm muộn hơn, trẻ sẽ có thể tự đút cho mình và ít khả năng bị dị ứng với thực phẩm hơn.

Những lý do khác:
9. Trẻ trong 4 tháng đầu đời có phản xạ đẩy lưỡi ra khi có vật nào chạm vào miệng để tránh nguy cơ bị hóc. Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ chỉ nhè thức ăn ra. Từ 4-6 tháng phản xạ này sẽ mất dần đi để giúp trẻ nuốt thức ăn.
10. Trẻ cần biết ngồi độc lập hoặc ngồi với rất ít hỗ trợ mới nên ăn dặm. Khi cho trẻ ăn trong tư thế nằm (như lúc bú), chúng sẽ dễ hiểu nhầm với lúc ngủ hoặc mệt mỏi và sẽ không hứng thú. Hơn nữa, ngồi thẳng khi ăn sẽ giảm nguy cơ bị hóc.
11. Trẻ trước 4 tháng chỉ biết mút chứ chưa biết nhai (trẻ có thể nhai bằng lợi, không nhất thiết phải có răng mới nhai được). Từ 4 tháng trở ra trẻ sẽ chảy nhiều rãi. Nước rãi là enzymes để giúp trẻ tiêu hoá thức ăn.
(Translated by HTR)

Monday, June 24, 2013

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về sữa mẹ


Nguồn từ UNICEF – Tổ chức bảo trợ trẻ em
http://www.unicef.cn/en/index.php?m=content&c=index&a=show&catid=51&id=921
Dịch: Minh Nga Nguyễn


Q: Có nhiều mẹ băn khoăn về những khó khăn trong việc cho con bú trong vài ngày đầu sau khi sinh và sợ rằng mình không đủ sữa cho con. Làm thế nào để giúp họ?

A: Dòng sữa đầu tiên của người mẹ - colostrum/sữa non- cực kì quý giá đối với trẻ mới sinh. Các y tá, bác sĩ, nữ hộ sinh nên hỗ trợ người mẹ cho con bú sớm để kích thích tuyến sữa sớm. Trẻ phải được bú mẹ ngay sau khi sinh, tốt nhất là skin-to-skin (da liền da, con áp vào ngực mẹ) bởi vì khi này con có khả năng mút rất mạnh mẽ. Trẻ không nên bị ép buộc bú mẹ nếu bé không muốn. Sự giới thiệu bình sữa hoặc sữa công thức sẽ làm hỏng khả năng bú bẩm sinh của bé, và đây là một trong những lí do vì sao trẻ không chịu to mẹ.

Mọi người thường lo lắng rằng em bé sẽ bị đói hoặc mất nước do lượng sữa non của mẹ ít. Thực tế là, trẻ mới sinh có dự trữ một lượng nước trong cơ thể đủ để cung cấp cho nhu cầu ít ỏi của bé trong vài ngày đầu. Không cần nước, nước hoa quả hay sữa công thức. Do vậy, những thức ăn khác ngoài sữa non – nguồn sữa đầu tiên của mẹ - có thể có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con. Sự thiếu sữa non gây ra tiêu chảy ở trẻ và sự tiết sữa của mẹ có thể bị ngưng nếu bé bị mất khả năng (bẩm sinh) là bú mẹ.


Q: Đẻ mổ có ảnh hưởng đến việc bú mẹ không?

A: Các nghiên cứu cho rằng đẻ mổ có ảnh hưởng đến việc bú mẹ, nhất là ảnh hưởng đến việc bắt đầu bú mẹ của trẻ. Đẻ mổ khiến cho việc sinh nở và chăm sóc sau sinh phức tạp hơn rất nhiều, nhưng nó không ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Theo như hướng dẫn của WHO (Tổ chức y tế thế giới), những kháng sinh được sử dụng sau khi sinh, ví dụ như amoxicillin và cephalosporin V không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Sau khi người mẹ tỉnh dậy sau ca mổ, người mẹ có thể bắt đầu tiếp xúc với bé và cho bé bú ngay. Tuy nhiên, người mẹ sau khi sinh mổ cần được hỗ trợ khi bế em bé và cho con bú từng bên một. Họ sẽ có những cơn đau trong vài ngày đầu mỗi khi cho con bú, do vậy tư thế bú nằm là phù hợp nhất với những mẹ sinh mổ.


Q: Nếu trong vòng 6 tháng đầu, em bé bú mẹ hoàn toàn mà không bổ sung nước, em bé có bị đói, khát hoặc thiếu nước vì khí hậu nóng không?

A: 88% sữa mẹ là nước, và điều này hoàn toàn phụ hợp với em bé dưới 6 tháng tuổi. Không cần phải bổ sung nước hay bất cứ dung dịch gì khác cho bé.

Trên một khía cạnh khác, nước có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tháng. Nước làm cho bé no và giảm lượng sữa mẹ bé bú vào. Và khó có thể đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho nguồn nước cũng như dụng cụ uống nước.
Kể cả trong khí hậu nóng, bé có thể được bổ sung nước bằng cách bú mẹ nhiều hơn. Mẹ có thể biết khi nào bé thiếu nước qua nước tiểu. Nếu bé có nước tiểu vàng đậm 6 lần/ngày thì có nghĩa là bé thiếu nước.


Q: Sau 6 tháng sữa mẹ không còn chất mà chỉ như nước thôi, điều này có đúng không?

A: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ em, và hầu hết các bà mẹ đều có khả năng tiết sữa với lượng dinh dưỡng không thay đổi. Chất lượng sữa mẹ chỉ bị ảnh hưởng khi người mẹ bị suy dinh dưỡng với chỉ số BMI của cơ thể là dưới 18.

Các thành phần của sữa thay đổi qua từng giai đoạn, từ sữa non khi mới sinh, đến sữa trưởng thành và sau này. Và thành phần cũng thay đổi ở từng cữ bú ví dụ như sữa đầu thì trong và nhiều nước để thoả mãn cơn khát của bé, và sữa cuối thì đặc hơn để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho bé. Đây là một trong những điều kì diệu của sữa mẹ. Cơ thể mẹ điều chỉnh thành phần sữa để phù hợp với nhu cầu của con.

Những thành phần như năng lượng, protein, sắt thì khá là ổn định trước và sau 6 tháng. Các tỉ lệ phần trăm thì tuỳ vào thành phần nào. Kháng thể trong sữa mẹ cũng thay đổi qua tuỳ thuộc vào độ phơi nhiễm của mẹ đối với các vi khuẩn. Và nói rằng sữa mẹ sau 6 tháng không còn chất là sai.

Thực tế rằng sau 6 tháng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của bé tăng và sữa mẹ không thì không đáp ứng được. Đây là lí do vì sao UNICEF và WHO khuyến khích cho trẻ bú mẹ và ăn dặm bổ sung sau 6 tháng.


Q: Sữa mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sinh non, nhẹ cân và sinh đôi như thế nào?

A: Cơ thể của mẹ có khả năng tự điều chỉnh thành phần và lượng sữa tiết ra tuỳ vào nhu cầu của em bé. Hầu hết những em bé sinh non nhẹ cân hoặc sinh đôi đều có thể được ăn sữa mẹ. Sữa của người mẹ có bé sinh non có nhiều protein hơn để giúp bé lớn nhanh hơn. Thuốc bổ có thể được cung cấp cho mẹ khi cần thiết để cải thiện dinh dưỡng cho người mẹ.

Việc cho con bú mẹ càng sớm càng tốt là điều vô cùng quan trọng. Với những em bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ, thì sữa mẹ sẽ được hút ra và cho bé ăn qua ống xông, thìa hoặc cốc. Những em bé cân nặng trên 1,8kg có khả năng bú mút ti mẹ bình thường.


Q: Làm thế nào để mẹ duy trì sữa mẹ khi đi làm?

A: Người mẹ không cần cho con ăn đồ thay thế sữa mẹ.

Nếu người mẹ có thể ở với con trong giờ làm việc, thì mẹ nên cho con bú càng nhiều càng tốt. Để cho em bé bú theo nhu cầu là tốt nhất và sẽ hỗ trợ cho mẹ sản xuất sữa.

Nếu mẹ không thể cho con bú trong giờ làm việc, họ có thể hút sữa 2-3 lần/ngày và trữ sữa trong bình sạch. Sữa mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng trong vòng 8 tiếng (nhiệt độ phòng là 26ºC). Trẻ nên được uống sữa từ cốc, không phải từ bình sữa.

Gia đình và cộng đồng nên khuyến khích nơi làm việc của mình tạo điều kiện cho các lao động nữ được nghỉ thai sản có lương và có nhà trẻ tại nơi làm việc, và phải cho họ thời gian để cho con bú hoặc hút sữa trong giờ làm việc.

Q: Việc cho con bú ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ thế nào?

A: Việc cho con bú có lợi cho người mẹ. Việc cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp mẹ giảm cân mà mẹ tăng khi mang thai, bởi vì lượng mỡ trong cơ thể mẹ sẽ được chuyển hoá vào sữa.

Các nghiên cứu trên toàn thế giới đã chứng minh được mối liên quan giữa việc cho con bú hoàn toàn làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Cho con bú sớm sau khi sinh giúp sự co bóp tử cung tốt và làm giảm sự chảy máu sau sinh ở mẹ.


Q: Có một mối lo rằng nếu không đủ sữa mẹ thì trẻ sẽ không lớn. Trẻ càng béo thì càng tốt. Làm sao có thể đánh giá được sự phát triển của trẻ?

A. Đầu tiên thì bạn cần một tiêu chuẩn về sự tăng trưởng của trẻ. Chuẩn tăng trưởng được phát hành bởi Tổ chức sức khoẻ toàn quốc (National Institute of Health NIH) đã được sử dụng trước khi WHO công bố chuẩn phát triển của trẻ năm 2006. Các số liệu của WHO đưa ra dựa trên sự tăng trưởng của 8500 trả em trên thế giới, ở các nước khác nhau và từ những nền văn hoá khác nhau, trong khi đó các chỉ số của NIH chỉ được xây dựng từ những số liệu của trẻ em ở Mỹ.

Nếu tính cả tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, WHO kết luận rằng trẻ thiếu sữa mẹ trong 6 tháng đầu dựa trên những yếu tố sau: 1) Cân nặng tăng xấp xỉ 500gr trong một tháng và 2) Nước tiểu có màu vàng đậm 6 lần/ngày.

Đối với trẻ có cân nặng khi sinh là 3kg, trung bình, đến 6 tháng thì bé phải nặng gấp đôi khi sinh, nghĩa là 6kg.

Cái thực tế là trẻ ăn sữa ct lớn nhanh hơn không có nghĩa là những bé đó khoẻ mạnh hơn. Chúng ta cần phải loại bỏ cái suy nghĩ cổ hủ rằng “nặng hơn là khoẻ mạnh hơn”. Trẻ ăn sữa ct tăng cân nhanh chóng nhưng chúng cũng đối mặt với nguy cơ bị béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch cao hơn.


Q: Khi trẻ không chịu bú mẹ, thì phải cho trẻ ăn sữa bột. Một số mẹ có cảm giác rằng trẻ ăn sữa bột thường phát triển nhanh hơn trẻ ăn sữa mẹ, về chiều cao và cân nặng. Và những mẹ đó quan niệm rằng sữa bột tốt hơn sữa mẹ. Những điều này có cơ sở khoa học không? Làm thế nào để thay đổi suy nghĩ này?

A: Có 2 vấn đề chính ở đây:

Thứ nhất là, lí do vì sao em bé từ chối sữa mẹ là vì khi mới sinh, khả năng bú mút bẩm sinh của bé bị can thiệp vào do sự giới thiệu bình sữa hoặc do bé ăn sữa bột từ rất sớm. Tất cả trẻ sinh ra đều có khả năng bú mẹ. Thời gian tốt nhất để cho bé tập bú mẹ là 30ph – 1 giờ sau khi sinh. Quãng thời gian này rất quan trọng trong việc đặt ra nền tảng cho việc bú mẹ sau này.

Thứ hai, sự tăng trưởng mạnh mẽ không đồng nghĩa với sự tăng trưởng tốt nhất (maximum growth does not necessarily mean optimal growth). Những em bé bụ bẫm KHÔNG đồng nghĩa với việc các em ấy khoẻ mạnh hơn.

Trẻ bú mẹ lớn nhanh trong 2-3 tháng đầu và sau đó sẽ chậm lại. Điều này khá là bình thường miễn sao bé phát triển dọc theo biểu đồ tăng trưởng tự nhiên của bé mà không rơi xuống hoặc nhỉnh lên các đường bên dưới và ở trên.

Biểu đồ tăng trưởng mới nhất của WHO được phát triển dựa trên các số liệu từ hơn 8000 em bé bú mẹ được giám sát bởi những chuyên viên của WHO trên khắp thế giới. Chuẩn phát triển trước đó thì lại được dựa vào các bé bú sữa công thức, những bé đó cân nặng phát triển nhanh nhưng khi lớn lên lại có nguy cơ cao về béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch.


Q: Hiện tại, nhiều nhà sản xuất sữa thay thế sữa mẹ, nhất là sữa công thức, đều nói rằng họ có bổ sung DHA, kháng thể và các chất dinh dưỡng khác. Một số còn quảng cáo rằng sữa của họ tốt như sữa mẹ. Sữa công thức có thể thay thế sữa mẹ được không?

A: Các hãng sản xuất sữa bột bỏ ra hàng triệu đô la để đưa thông tin sai lệch cho các bà mẹ rằng sản phẩm sữa nhân tạo của họ có dinh dưỡng giống như sữa mẹ. Điều này là không đúng. Sẽ không bao giờ có thể giống được.
Chỉ có sữa mẹ mới có các thành phần năng lượng và dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển tối ưu của trẻ em trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, sữa mẹ tiếp tục là nguồn dinh dưỡng chính nếu như duy trì được việc bú mẹ sau khi đã bổ sung thực phẩm ăn dặm và các loại nước khác.

Vâng đúng là nhiều sản phẩm sữa công thức quảng cáo rằng chúng có chưa nhiều chất dinh dưỡng. Bởi vì sữa bột từ sữa bò không chứa những chất dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ em. Tất cả những phụ gia như DHA và AA, và nhiều thứ khác nữa, được chiết xuất từ động vật hoặc được chế tạo trong phòng thí nghiệm. Mức độ an toàn và tính hiệu quả của những acid béo và chất bổ sung vào sữa công thức này chưa được khẳng định, và sự bổ sung những chất này liên tục cho trẻ em thì không được khuyến khích ở Mỹ và Canada.

DHA, một loại acid béo Omega 3, là cần thiết cho tự phát triển trí óc ở người lớn, và cho sự phát triển của hệ thần kinh và thị lực trong 6 tháng đầu đời.

AA là arachidonic acid, một chuỗi acid béo Omega 3. Sữa công thức với chuỗi polyunsaturated fats/ chất béo không hoà tan (ví dụ như AA và DHA) được quảng cáo là hỗ trợ sự phát triển của thị lực và trí não. Tuy nhiên những điều này chưa được kiểm chứng.



Q: Nếu chúng ta so sánh giữa sữa thay thế và sữa mẹ, nó có những điểm gì khác biệt tác động vào sự phát triển của trẻ và về sau này?

A: Một nghiên cứu được giám sát nghiêm ngặt từ những chuyên gia của WHO kết luận rằng nó là vấn đề giữa sống và chết cho những trẻ em có bệnh tật ở những nước đang phát triển.

Trẻ không được bú mẹ dưới 2 tháng tuổi có nguy cơ tử vong vì bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu chảy cao gấp 6 lần trẻ bú mẹ.

Trẻ không được bú mẹ dưới 2 tuổi có tỉ lệ tử vong cao gấp 1,5 lần trẻ được bú mẹ.

Sữa công thức cũng làm cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, mặc bệnh hen, viêm phổi, béo phì và tiểu đường.

Bởi vì sữa mẹ có kháng thể bảo vệ bé, và bú mẹ đơn giản là nguồn thức ăn sạch sẽ nhất và dinh dưỡng nhất cho embes.

Kể cả ở những nước công nghiệp, nơi mà có tỉ lệ bệnh truyền nhiễm thấp hơn, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bú mẹ giúp bảo vệ bé khỏi những nhiễm khuẩn.
Trên khía cạnh về sự tăng trưởng, trước đây, chuẩn phát triển được đặt ra dựa trên số liệu từ những em bé ăn sữa công thức ở Mỹ. Cho tới gần đây, WHO đưa ra một chuẩn phát triển mới dựa trên trẻ bú mẹ ở các nơi trên thế giới.

Những kết quả này cho thấy ở những nước đang phát triển (trong đó có Việt nam các mẹ nhé) các bà mẹ phải được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu đời cộng với sự bổ sung đồ ăn dặm một cách hợp lý bắt đầu từ 6 tháng.

Chúng ra phải từ bỏ suy nghĩ rằng đứa trẻ càng béo thì càng khoẻ mạnh. Điều này là không đúng.

Vào năm 2006, một cuộc nghiên cứu toàn cầu của WHO về trẻ em, vị thành niên và người lớn đã kết luận rằng việc cho con bú có thể có những lợi ích lâu dài. Những đối tượng nghiên cứu đã được bú mẹ thì:
• Có chỉ số huyết áp và cholesterol xấu là thấp
• Có kết quả cáo hơn trong những bài test trí thông minh
• Có tỉ lệ bị béo phì và tiểu đường độ 2 thấp hơn


Q: Vì sao chúng ra nên tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ bú sữa mẹ? Nó có ích gì cho chúng ta?

A: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với em bé. Các tổ chức y tế trên thế giới đều đồng ý rằng, không cần phải bàn cãi, đối với em bé thì sữa mẹ là tốt hơn sữa công thức.

1. Không có sữa bột nào có thành phần dưỡng chất hoàn hảo để giúp bé phát triển thể chất và trí não được như sữa mẹ.
2. Không có sữa bột nào có chứa kháng thể để bảo vệ bé khỏi những nhiễm khuẩn được như sữa mẹ
3. Không có sữa bột nào được bảo quản tốt như sữa mẹ, bởi vì khi pha sữa bột có nguy cơ bị nhiễm bẩn từ nguồn nước, từ bình sữa và núm ti, và ngay cả từ sữa bột – bởi chúng ta biết bột có thể bị làm giả/ hoặc có thành phần melamine.
4. Không có sữa bột nào kinh tế bằng sữa mẹ cho mọi gia đình mà lại cung cấp đủ dinh dưỡng và bảo vệ em bé khỏi nhiễm khuẩn.

Tất cả các bà mẹ, vì thế cần được tư vấn kĩ càng trong quá trình mang thai, sinh nở và sau khi sinh về những lợi ích của sữa mẹ cho đứa con của mình, và cho chính người mẹ, và cần được hỗ trợ về cách cho con bú và cách giữ sữa từ những chuyên gia.


Q: Có những bất lợi gì khi cho con ăn sữa nhân tạo?

A: Sử dụng nguồn sữa nhân tạo nghĩa là trẻ không được nhận toàn bộ những dinh dưỡng và lợi ích từ sữa mẹ, như đã chỉ ra ở câu hỏi trên.

Sữa nhân tạo có thể nguy hiểm vì chúng có thể bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất, đóng gói và sử dụng, như vụ sữa giả điển hình không chỉ ở Trung Quốc mà ở trên toàn thế giới.

Dĩ nhiên là nó làm giảm khả năng phát triển tối ưu ở trẻ em trên thế giới. Kể cả là khi sữa công thức được chuẩn bị trong một điều kiện vệ sinh khắt khe nhất và không bị nhiễm khuẩn, nó không bao giờ được tốt bằng sữa mẹ và thường làm trẻ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, bị bệnh hen, viêm phổi, béo phì và tiểu đường, dựa trên những nghiên cứu ở một số quốc gia phương đông.

Sữa mẹ luôn luôn là tốt nhất.


Q: Có những bất lợi gì khi cho trẻ ăn bằng bình, núm ti hay cốc?

A: Bình sữa và núm ti có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ vì vậy mà việc sử dụng những dụng cụ này không được khuyến khích.

Không giống như việc bé phải mút để ra sữa mẹ, trẻ chấp nhận thức ăn một cách thụ động khi ăn bằng bình sữa. Với bình và núm ti, việc ăn rất dễ dàng và đơn giản và không mất nhiều công sức để mút. Bình và núm ti có thể tạo ra cảm giác rằng bé từ chối không bú mẹ. Do không được luyện tập bú mút, trẻ có thể bị béo phì bởi vì lượng ăn vào quá nhiều, các cơ trên mặt lại không được hoạt động và các bộ phân trên cơ thể không chuyển động nhịp nhàng với nhau. Bình và núm ti có thể gây ra hàm răng xấu.

Bình và núm ti là nơi sinh sôi vi khuẩn bởi vì những đường rãnh khó vệ sinh trên đó và dễ dàng gây tiêu chảy. Bình và núm ti nhựa còn có những tác hại đến sức khoẻ của bé.

Cốc là một phương pháp được khuyến khích cho những em bé gặp khó khăn khi bú mẹ. Việc ăn bằng cốc đòi hỏi nhiều luyện tập và sự kiên trì.


Q: Những lời khuyên của UNICEF tới các bố mẹ để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho trẻ:

1. Duy nhất sữa mẹ là nguồn thức ăn và nước uống tốt nhất và trẻ trong 6 tháng đầu. Không có nguồn thực phẩm nào, kể cả là nước, là cần thiết trong giai đoạn này.
2. Trẻ mới sinh cần được cho mẹ bế ngay sau khi sinh. Cần có tiếp xúc skin-to-skin với người mẹ và bắt đầu bú mẹ trong vòng 1h đầu sau sinh.
3. Hầu hết các bà mẹ đều có thể thành công trong việc cho con bú. Cho con bú liên tục sẽ kích thích sự sản xuất sữa mới. Em bé cần được bú mẹ ít nhất 8 lần/ngày, ngày lẫn đêm, và theo nhu cầu.
4. Bú mẹ giúp bảo vệ em bé và trẻ nhỏ khỏi những bệnh lý nguy hiểm. Nó còn giúp tạo ra một mối liên kết chặt chẽ giữa mẹ và con và điều này giúp phát triển hệ thần kinh của bé.
5. Những thứ thay thế sữa mẹ ví dụ như sữa bột hoặc sữa động vật có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sự phát triển của em bé.
6. Nếu người mẹ không thể cho con bú, thì có thể hút sữa ra và cho con ăn bằng cốc sạch.
7. Trong một số trường hợp hiếm có, người mẹ có thể không cho con bú được. Trong trường hợp này, một thực phẩm thay thế có thể được dùng và cho ăn từ cốc sạch, việc này sẽ giúp làm giảm sự nhiễm bẩn từ các dụng cụ cho ăn như bình sữa.
8. Người mẹ đi làm xa nhà vẫn có thể cho con bú. Người mẹ đó nên cho con bú càng nhiều càng tốt khi ở nhà với con và hút sữa ra khi đi làm để một người khác có thể cho con ăn sữa mẹ.
9. Sau 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, việc nuôi con bằng sữa mẹ nên được duy trì đến 2 tuổi và sau đó nữa bởi vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng và năng lượng tối ưu, bảo vệ bé khỏi các bệnh tật.