Sunday, March 8, 2015

Muốn có một em bé thông minh hơn? Hãy cho bé bú theo nhu cầu, không phải theo thời gian biểu.

Muốn có một em bé thông minh hơn?
Hãy cho bé bú theo nhu cầu, không phải theo thời gian biểu.
http://healthland.time.com/2012/03/20/want-a-brighter-baby-feed-on-demand-not-on-a-schedule/

Có thể bú theo nhu cầu sẽ khiến cho người mẹ mệt mỏi, nhưng những em bé bú theo nhu cầu thường học tốt hơn những bé ăn theo thời gian biểu.

Có một cuộc chiến không nhỏ giữa những người cho con bú trực tiếp và ăn bằng bình, vì vậy mọi người đôi lúc quên một khía cạnh khác cũng thường xuyên gây tranh cãi không kém: cho con ăn theo nhu cầu hay ăn theo giờ?

Câu trả lời tùy thuộc vào đối tượng nào được ưu tiên  – em bé hay là người mẹ? Một nghiên cứu mới trong tờ báo Y tế cộng đồng Châu Âu đưa ra kết luận rằng những đứa trẻ được ăn khi chúng có biểu hiện đói thường là những học sinh có điểm số cao hơn, kể cả trong bài kiểm tra IQ. Bên cạnh đó, những người mẹ cho con ăn theo một thời gian biểu chặt chẽ thì thường tự tin về bản thân mình hơn là những mẹ cho con bú theo nhu cầu.

Những nhà nghiên cứu ở học viện nghiên cứu xã hội học và kinh tế (ISER) ở trường đại học Essex và đại học Oxford đã nghiên cứu 10,419 trẻ em sinh vào những năm 1990s và so sánh kết quả giữa những bé ăn theo nhu cầu và những bé ăn theo giờ. Họ cũng đánh giá trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập gia đình, sức khoẻ người mẹ và các yếu tốt khác.

Cho dù bé bú mẹ trực tiếp hay bú bình, những em bé được ăn ngay khi khóc (dù sữa mẹ hay sct) có chỉ số IQ cao hơn 5 điểm so với những bé ăn theo giờ, bài kiểm tra được thực hiện vào thời điểm các bé 8 tuổi.

Tiến sĩ Maria Iacovou của viện ISER là người đứng đầu cuộc nghiên cứu. Bà miêu tả sự chênh lệch 5 điểm này là “có ý nghĩa rõ ràng theo số liệu thống kê”, theo báo The Guardian. “Để miêu tả sự khác nhau giữa 4 hay 5 đểm IQ, hãy lấy ví dụ một lớp học có 30 học sinh, học sinh xếp ở thứ hạng 15, với điểm số IQ tăng thêm 4-5 điểm, sẽ vượt lên và xếp ở vị trí thứ 11 hay 12 trong lớp”.

Nếu người mẹ đã cố gắng để cho con ăn theo thời gian biểu nhưng không thành công, thì mẹ đó lại có những em bé có chỉ số tương tự như những bé ăn theo thời gian biểu. Có lẽ nào điểm số cao là sự phản ảnh của việc bé có một tâm lý yên tâm vững vàng vì biết rằng mẹ sẽ đáp ứng nhu cầu của bé bất cứ lúc nào?

Nghiên cứu này khiến tôi nhớ lại những tháng sau khi sinh bé đầu lòng vào năm 2002. Bài báo của Gary Ezzo của tờ Becoming Baby Wise, xuất bản trước đó vài năm, vẫn được nhiều cha mẹ bàn luận sôi nổi. Ezzo không phải là chuyên gia về dinh dưỡng trẻ sơ sinh, nhưng đã khuyến khích các bậc cha mẹ điều phối giờ giấc sinh hoạt của bé, giờ ăn, giờ ngủ và giờ chơi, với mục đích là cho bé ngủ giấc đêm sớm hơn. Một số bác sĩ Nhi khoa lo lắng rằng những cha mẹ làm theo hướng dẫn của tờ tạp chí này sẽ gây nguy hiểm cho bé bởi lịch ăn không hợp lý, nhưng một số bà mẹ thì rất ưa chuộng đưa con vào nề nếp. Tới giờ tôi vẫn chưa hiểu ra được làm cách nào để người ta có thể từ chối cho ăn khi một đứa trẻ đang khóc. Và tôi đã quyết định cho con bú theo nhu cầu. Giống như người phụ nữ trong nghiên cứu, tôi đã rất mệt mỏi. Nhưng tôi đã ít hoảng loạn hơn vì nếu như tôi làm theo hướng dẫn của họ, cho con ăn theo thời gian biểu, tôi sẽ bị bắt phải nghe đứa trẻ gào khóc nếu như còn 30 phút nữa mới tới giờ ăn.

Giờ đây, sau nhiều năm, thật nhẹ nhõm khi biết rằng việc cho con ăn theo nhu cầu, một quyết định thuộc về bản năng người mẹ, đã có thể giúp cho con tôi có một chỉ số IQ cao hơn theo như số liệu thống kê của nghiên cứu kia.

_Bonnie Rochman_

Các mẹ có thể tham khảo thêm: