Saturday, December 26, 2015

NUÔI CON THUẬN TỰ NHIÊN - chia sẻ của Hương Nguyễn

Ghi chép từ Hội thảo Nuôi & Dạy con thuận tự nhiên ngày 26/12/2015 tại Hà Nội, cảm ơn mẹ Hương Nguyễn đã chia sẻ rất chi tiết và đầy đủ.

Mình xin chia sẻ dựa trên những ghi chép của mình về hội thảo về Nuôi con thuận tự nhiên của chuyên gia sữa mẹ Thạc sỹ Lê Nhất Phương Hồng và chuyên gia giáo dục sớm Catherine Yến Phạm. Trước hết, là phần về nuôi con thuận tự nhiên của chị Hồng.

Cơ thể con người không phải là một tiểu vũ trụ mà là 1 đại vũ trũ hoạt động còn tinh vi và thông minh hơn cả vũ trụ ngoài kia.
Nuôi con thuận tự nhiên để con có một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật. Để nuôi con thuận tự nhiên thì chúng ta không so sánh vì mỗi con người không giống nhau về độ tuổi, giới tính, cao thấp, gầy béo … Nuôi con thuận tự nhiện không có nghĩa là vất con ra ngoài thế giới để con tự phát triển và tự sinh tồn mà là thuận theo quy luật của tạo hóa để chăm sóc và nuôi dạy con.
Nuôi con thuận tự nhiên thì không được so sánh. Tuy nhiên, khi cần so sánh thì chúng ta phải hiểu so sánh để làm gì? So sánh để hiểu để biết mình là ai chứ không phải so sánh để mình trở thành ai. Tương tự, trẻ con cũng vậy. Bạn đừng so sánh là vì sao con em 6 tháng nặng từng đây kg, sao con nhà hàng xóm mập hơn, sao con em ăn ít vậy? Sao con hàng xóm ăn nhiều vậy? Sao con hàng xóm? Sao con người ta ….
Những chia sẻ sau của chị Hồng khiến mình rất tâm đắc. Vì có một số mẹ có bao biện rằng nuôi con bằng sữa công thức, con vẫn thông minh và nhanh nhẹn. Mình khẳng định thông minh kiểu này hoàn toàn có thể do gen và nuôi dạy mà nên. Thông minh ở đây không chỉ là 1 trong những hình thức thông minh trong thuyết trí thông minh đa dạng (có 8 hình thức: âm nhạc, hội họa, tư duy logic, không gian, vận động, ngôn ngữ …) Mà còn có dạng thông minh thứ 9 đó là thông minh tự nhiên. 


VẬY THÔNG MINH TỰ NHIÊN LÀ GÌ?
1. Trí thông minh giúp cơ thể mình sinh tồn.
Trí thông minh này của cơ thể nó vượt qua cả trí thông minh của bộ não, nó chống lại mọi yếu tố kìm hãn và cản trở sự sinh tồn. Hiểu một cách đơn giản như thế này, một ngày bạn đau khổ vì thất tình chẳng hạn, bạn nghĩ rằng bạn muốn chết quách cho rồi. Bạn nghĩ như vậy, liệu cơ thể của bạn tim có ngừng đập và phổi có ngừng thở hay không? Tất nhiên là không rồi. Hoặc bạn nhịn thở, bạn nhịn được bao lâu? 1 phút, 2 phút? Cho dù não của bạn có chỉ đạo là nhịn thở đi thì phổi sẽ vẫn thở thôi. Cơ thể của trẻ cũng vậy, trí thông minh sinh tồn của các con vô cùng mạnh mẽ.


2. Trí thông minh dinh dưỡng. Tức là bạn ăn khi đói và dừng khi no. Khi no, dạ dày được lấp đầy, cơ thể sẽ gửi tín hiệu báo là dừng ăn. Nhưng nếu bạn ăn quá ít chất xơ và nhiều chất béo, không khiến dạ dày được lấp chỗ trống thì cơ thể không gửi tín hiệu dừng ăn, trong khi chất béo bị dư thửa. Việc này kéo dài bị rối loạn về cảm giác no đói và gây ra béo phì
Nuôi con thuận tự nhiên thì cho con bú theo nhu cầu và ăn theo nhu cầu của con. Chứ không phải là nhu cầu của mẹ, của bố, của ông bà, cô chú thậm chí hàng xóm người quen biết. Nhiều mẹ than là em cho con bú theo nhu cầu nhưng sao bé bú ít vậy? Em lo con đói. Nói như vậy là chưa hiểu đúng về cho con bú theo nhu cầu là thế nào rồi. Cho con bú theo nhu cầu thì không đếm cữ bú, không đo thời gian bú, không đong xem con bú được bao nhiêu ml. Cho con bú theo nhu cầu tức là cho con bú trực tiếp theo nhu cầu của con, con bú như nào là việc của con việc của mẹ là giúp con có tư thế bú đúng và chuẩn khớp ngậm. Khi cho con bú trực tiếp thì cái lưỡi phải massage để kích thích đầu dây thần kinh tiết sữa, con bú khi đói và sẽ dừng khi no. Cho con bú bình thì cái bình cứ chảy sữa, cứ chảy thì con cứ mút mà không phân biệt được khi nào no để dừng. Điều này khiến nhiều mẹ ngộ nhận là cho con bú bình sẽ được nhiều hơn mà hút sữa cho con bú bình, bỏ qua lợi ích của việc bú mẹ trực tiếp.
Trí thông minh về dinh dưỡng còn được hiểu ở khía cạnh cơ thể hấp thụ. Hấp thụ bao gồm:
- Hấp thụ những chất dinh dưỡng
- Hấp thụ những chất không phải là chất dinh dưỡng
- Sàng lọc và đào thải độc tố.

Trong sữa mẹ có hơn 300 chất, trong đó có những chất không phải là chất dinh dưỡng. Đó là kháng thể, là protein dài (DHA) và là prebiotic. Cơ chế hấp thụ của cơ thể rất thông minh, protein dinh dưỡng trong sữa mẹ được cơ thể cắt ra và đốt cháy sản sinh ra năng lượng, bồi đắp thành mô thành cơ. Tuy nhiên, protein dài (DHA) thì lại được cơ thể giữ lại và để nguyên chảy theo máu để nuôi não. Sữa mẹ là sữa của loài duy nhất có DHA tự nhiên để nuôi não của trẻ. Protein dài trong sữa mẹ khi được thanh trùng sẽ phá vỡ trở thành protein dinh dưỡng.
Trẻ bú mẹ hoàn toàn, hệ tiêu hóa có 80% vi khuẩn là lợi khuẩn, chỉ 20% là hại khuẩn và 80% lợi khuẩn này là đội quân hùng hậu để kìm hãm hại khuẩn. Trẻ ăn sct có bổ sung men tiêu hóa, tuy nhiên, trong men tiêu hóa chỉ có 2,3 loại lợi khuẩn trong khi đó sữa mẹ có 120-130 loại lợi khuẩn.
Theo thống kê, thế hệ được nuôi bằng sct ở Anh và Mỹ (nuôi từ những năm 70) có tỉ lệ dậy thì sớm, béo phì, bệnh tim mạch, ung thư và tuổi thọ giảm cao chưa từng có trong lịch sử loài người. Những bệnh trước đây chỉ có ở người lớn thì đã ngày càng trẻ hóa và xuất hiện ở trẻ em. Các bạn đừng nói là phương Tây người ta cho ăn sct đầy ra có sao. Sao rồi đấy ạ. Các bạn mới chỉ nhìn thấy đoạn họ làm sai mà chưa nhìn được đoạn họ bị bệnh tật như thế nào. Họ đã sớm nhận ra và đang dốc sức sửa chữa sai lầm. Chúng ta đừng đi vào vết xe đổ của họ nữa.
Về sàng lọc độc tố, cơ thể rất thông minh. Dạ dày làm chức năng tiêu hóa và chất dinh dưỡng sẽ được thẩm thấu ở ruột. Và cũng chính tại đây, các mầm bệnh và độc tố bị ngăn chặn lại. Điều này giải thích vì sao khi bị nhiễm khuẩn thì lại xảy ra hiện tượng tiêu chảy. Đó là vì các độc tố bị đào thải ra ngoài cơ thể và cơ thể cần nhiều nước để đào thải độc tố nhanh và hiệu quả nhất. Điều này cũng giải thích cơ chế của hệ tiêu hóa ở trẻ bú mẹ, phân xấu để máu sạch. Độc tố được đào thải ra ngoài để không nhiễm khuẩn vào máu. Thấy trẻ đi ngoài thì hoang mang lôi con đi xét nghiệm phân, xét nghiệm thì đương nhiên phân bị nhiễm khuẩn rồi. Thế là lại hoang mang cho con uống men tiêu hóa. Đối với trẻ đã ngừng bú mẹ và người lớn khi bị tiêu chảy thì việc duy nhất cần làm là bổ sung thật nhiều nước. Với trẻ bú mẹ thì tăng cữ bú cho con. 
Độc tố còn được đào thải lần thứ hai khi máu được lọc qua gan và đào thải qua đường tiết niệu. Tương tự như việc phân xấu để máu sạch, thì việc nước tiểu xấu cũng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Cơ chế sàng lọc và đào thải độc tố sẽ được hoàn hảo nhất khi con được lập trình đầu đời bằng sữa mẹ hoàn toàn tức là hưởng 72 giờ vàng sữa non, sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và sữa mẹ song song với ăn dặm tối thiểu 24 tháng.
Khi cơ thể du nhập một loại chất không phải là chất dinh dưỡng và cũng không phải là độc tố (chính là phụ gia thực phẩm), nó sẽ rất bối rối không biết nên đuổi cái thằng này đi hay là để nó lại. Đuổi đi cũng không xong mà giữ lại thì cũng không biết phải làm gì. Thế là cơ thể tống giam những thằng này lại. Vậy giam vào đâu? Giam vào những tế bào chất béo. Vì sao lại giam vào những tế bào chất béo? Vì tế bào chất béo là những tế bào lớn nhất trong cơ thể. Lâu ngày tích tụ lại thì sẽ phát bệnh. Đấy là lý do vì sao những người gầy lại bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Còn mỡ tự nhiên trong cơ thể theo cơ chế điều tiết đối ứng thì không phát bệnh.

3. Trí thông minh giúp cơ thể chống lại bệnh tật
Cơ thể chúng ta rất thông minh. Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với môi trường, tiếp xúc với cả trăm người với tỉ thứ khuẩn lạ nhưng cơ thể rất thông minh, luôn phát ra tín hiệu để hệ miễn dịch làm việc đẩy lùi những khuẩn lạ đó. Chứ không phải vừa gặp người này có khuẩn lạ là chúng ta đã lăn đùng ra ngã bệnh. Hệ miễn dịch của chúng ta làm việc liên tục ngày đêm kể cả khi ta đang làm việc, đọc sách, nghỉ ngơi hay ngủ …
Vậy khi hệ miễn dịch làm việc nó biểu hiện ra như thế nào?
- Đẩy khuẩn qua da
- Mắt chảy nước mắt
- Mũi chảy nước mũi, sổ mũi
- Cổ họng có đờm
- Ho
- Sốt
Tất cả những điều trên không phải là bệnh mà là hiện tượng hoàn toàn bình thường vì cơ thể đang kích hoạt hệ miễn dịch và biểu hiện ra bên ngoài.
Khi trẻ bị viêm họng, họng sưng tấy và cơ thể sốt. Sốt là biểu hiện thông minh của cơ thể đẩy cao nhiệt độ để khoanh vùng sự hoạt động của vi khuẩn virus khiến chúng bị tê liệt. Đồng thời hệ miễn dịch được kích hoạt để gia tăng số lượng và tốc độ hoạt động của bạch cầu. Hồng cầu giảm để vườn không nhà trống, dọn đường cho bạch cầu được làm việc dễ dàng, đồng thời giảm nguồn lương thực (chủ yếu là sắt) của lũ vi khuẩn virus để chúng chết đói. Vì dồn năng lượng cho bạch cầu chiến đấu nên cơ thể sẽ mệt mỏi lừ đừ.
Khi thấy con bị sốt, bố mẹ hoang mang tống ngay thuốc hạ sốt để con giảm nhiệt độ. Nhưng làm như vậy tức là đã tước đi cơ hội để hệ miễn dịch của con được kích hoạt, chẳng khác gì cái bóng đèn vừa được bật công tắc thì bị tắt cái rụp 1 cái thì làm sao mà sáng được. Hoặc khi thấy con sốt mang con đi xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, hồng cầu giảm thì hoang mang cho con uống bổ sung sắt. Vậy là vô tình bố mẹ đã nối giáo cho giặc, tiếp nguồn lương thực cho giặc rồi. Nếu thuận theo tự nhiên, hãy cứ để con chiến đấu với bệnh tật ở bên cạnh và trợ giúp con. Hãy để cơ thể con thông minh theo cách thuận tự nhiên. Khi cơ thể khỏe mạnh lại, bạch cầu này sẽ chết, chết sau khi đã tóm gọn và tiêu diệt bọn vi khuẩn và virus đáng ghét và đẩy ra ngoài theo mủ.
Họng sưng tấy vì mạch máu nở ra do bạch cầu gia tăng để tiêu diệt vi khuẩn. Nhiều người ngộ nhận là bị sưng amindan nhiều lần thì phải cắt amidan đi. Nhưng không, vi khuẩn xâm nhập hệ hô hấp, xuống đến amidan bị bạch cầu chặn lại nên amidan bị sưng tấy. Cứ để nó sưng tấy đi, nó không sưng là vi khuẩn virus xuống thẳng phổi bị viêm phổi đó.
Hệ hô hấp trẻ bị nhiễm khuẩn, cơ thể sản sinh ra nước mũi và nhiều đờm nhớt ở cổ họng để tống vi khuẩn. Chúng ta cứ nhỏ nước muối sinh lý vô tội vạ, khiến mũi và họng khô làm cơ thể lại phải sản sinh thêm nhiều chất nhầy ở mũi và họng hơn. Lý giải vì sao trẻ em nông thôn nước mũi xanh nước mũi vàng mà ít khi viêm phổi, còn trẻ em thành phố sạch sẽ, bình thường cũng bị đè ra nhỏ nước mũi sinh lý mà suốt ngày bị viêm phổi.
Nguy hiểm hơn là việc dùng kháng sinh vô tội vạ. Kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp sống còn. Chị Hồng có lấy ví dụ thực tế về việc dịch sởi bùng phát, những trẻ em chưa dùng thuốc kháng sinh bao giờ thì trong trường hợp sống còn này kháng sinh mới phát huy tác dụng, những trẻ em dùng thuốc kháng sinh quá nhiều khiến kháng sinh đưa vào cơ thể bị nhờn thuốc, vô tác dụng và đã gặp phải hậu quả không mong muốn.

4. Trí thông minh tái tạo
Cơ thể có trí thông minh tái tạo riêng của nó, nó không phải do bộ não chỉ đạo. Đặc biệt, là sau khi trẻ bị bệnh, bị ốm, cơ thể tự khắc có cách để hồi phục và tái tạo lại
Vậy hiểu đúng về trí thông minh thuận tự nhiên thì chúng ta hãy nuôi con thuận theo tự nhiên:
1. Theo nhu cầu của con
2. Theo lựa chọn của con
3. Tăng trưởng thuận tự nhiên
Để đạt được những điều trên thì phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và sữa mẹ song song với ăn dặm thuận tự nhiên tối thiểu đến 24 tháng tuổi.
Điều này sẽ giúp con:
- Tối ưu về tăng trưởng. Tăng trưởng ở đây là tăng trưởng theo đúng chuẩn của con, chứ không phải chuẩn của con nhà hàng xóm. Theo biểu đồ tăng trưởng của WHO thì cũng có rất nhiều kênh tăng trưởng chứ không phải chỉ có 1 kênh cố định nào cả.
- Nuôi trẻ để phát triển, phát triển về kỹ năng ăn uống, vận động, giao tiếp …
- Tối ưu về sức khỏe, để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Trẻ bú mẹ khỏe mạnh không có nghĩa là không ốm, không bệnh tật mà khỏe mạnh ở đây là gặp bệnh mà không cần dùng 1 viên thuốc nào.
- Hội nhập với thế giới bên ngoài
Ăn dặm thuận tự nhiên là cho con ăn những thực ăn tự nhiên nhất, nguồn thực phẩm sạch và thực phẩm hữu cơ ngay từ đầu. Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm đóng hộp được nhưng hãy cố gắng hạn chế tối đa hết sức có thể, hạn chế được đến 80% cũng đã là tốt rồi.
Không nên bổ sung sữa công thức và các sản phẩm từ sữa bò cho con. Sữa bò không phải là nguồn bổ sung canxi nhiều nhất và dễ hấp thụ nhất mà còn rất nhiều nguồn khác nữa. Do đặc điểm chủng loài nên sữa bò có chứa hormone tăng trưởng phù hợp với giống loài của nó. 80-90% các con bò đều bị tiêm hormone tăng trưởng và hormone sinh dục để có thể sản xuất sữa thường xuyên. Ngoài ra, chúng có bị viêm mủ tuyến vú, thường xuyên bị chích kháng sinh. Có khoảng 75 triệu tế bào mủ trong 100ml sữa bò, tất cả các nhà máy sản xuất sữa bò đều có thiết bị đo cái này, nhưng họ đo không phải vì sức khỏe của người tiêu dùng mà để định giá sản phẩm.
Chỉ có 10-20% con bò là organic, tuy nhiên, dù có là bò organic thì nó vẫn chứa hormone tăng trưởng của giống loài. Một con bò khi được 1 tuổi thì có cân nặng gấp 120 lần lúc sinh. Trong khi một đứa trẻ 1 tuổi có cân nặng chỉ gấp 3 lần lúc sinh. Điều này lý giải vì sao, việc bổ sung sct và các sản phẩm từ sữa bò khiến trẻ tăng chiều cao, tăng cân nặng sớm, dậy thì sớm, béo phì sớm, lão hóa sớm, nguy cơ mắc các bệnh ung thư và tim mạch cao, tuổi thọ giảm.
Ngoài ra, các sản phẩm công nghiệp và các phụ gia thực phẩm như mì chính, các loại bột nêm, các loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng … cần phải loại bỏ khỏi thực đơn của trẻ. Bản chất nó là đánh lừa não bộ, đánh lừa vị giác, thừa chất béo khiến trẻ tăng cân và bị nguy cơ béo phì, tiềm ẩn nhiều bệnh tật.
Chúng ta cần phải xóa bỏ ngộ nhận béo khỏe. Hãy cho con được bú mẹ và ăn dặm thuận tự nhiên để con phát triển thuận tự nhiên.

Phần 2 là chia sẻ về DẠY CON THUẬN TỰ NHIÊN của chị Catherine Yến Phạm, minh sẽ chia sẻ sau.

Sunday, December 20, 2015

Chiến lược nuôi con bằng sữa mẹ của Thị trưởng Bloomberg: Liệu không có cơ hội để đụng đến sữa công thức có giúp ích cho các bà mẹ mới sinh?

Ngày 1 tháng 8, 2012
Người dịch: Phạm Ngọc Vĩnh Yên – Hiệu đính: CG Betibuti
Nguồn: http://healthland.time.com/…/bloomberg-on-breast-feeding-w…/
Rất nhiều các chuyên gia đang đưa ra nhiều ý kiến xung quanh kế hoạch mới của Thành phố New York nhằm khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ mới sinh bằng cách kêu gọi các bệnh viện ngừng cung cấp cho họ sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Những người ủng hộ thì ca ngợi động thái này như là một cách hạn chế sự ảnh hưởng của các hãng sữa công thức lên những bà mẹ mới sinh. Những người hoài nghi tự hỏi liệu chính sách này có làm những bà mẹ cảm thấy hổ thẹn khi lựa chọn không nuôi con bằng sữa mẹ hay không.
Như chị dâu tôi, Rachel, mới sinh con đầu lòng tại một bệnh viện ở Mahattan, chị ấy trực tiếp trải nghiệm việc các y tá thúc giục sử dụng sữa công thức làm ảnh hưởng những bà mẹ mới sinh thiếu kinh nghiệm như thế nào. Sau khi sinh mổ, một y tá chìa ra cho em bé mới sinh 1 bình sữa công thức “để chị cảm thấy dễ dàng hơn”. Kiệt sức và không hiểu rõ vấn đề nên chị ấy đồng ý dùng sct đó – mặc dù chị ấy ban đầu đã định sẽ cho con bú. “Tôi lần đầu làm mẹ”, chị ấy nói. “Tôi đã không biết phải làm gì”
Đây chính xác là những kiểu bà mẹ mà Thị trưởng Michael Bloomberg hy vọng sẽ gây được ảnh hưởng bằng sáng kiến “Bú giỏi nhe NYC - Latch On NYC”. Khi bắt đầu có hiệu lực vào tháng 9/2011, y tá tại các bệnh viện tham gia sẽ được hướng dẫn không cung cấp sữa công thức cho em bé mới sinh trừ khi có lý do về y tế buộc phải làm như vậy hoặc trừ khi người mẹ đề nghị rõ ràng như thế (trước tiên họ buộc phải nghe một bài về việc tại sao bú sữa mẹ là tốt nhất). Sữa công thức sẽ bị cất giữ như dược phẩm, và nhân viên y tế sẽ phải kí nhận, theo dõi quá trình phân phối và báo cáo những con số này với Sở Y tế, nơi có lẽ muốn biết liệu chính sách mới có thể cắt giảm lượng tiêu thụ sữa công thức trên toàn thành phố hay không. Hai mươi bảy trong tổng số 40 bệnh viện của thành phố đồng ý tham gia.
Có vẻ cực đoan? Melissa Bartick, một bác sĩ nội khoa hiện đang là thành viên của Ủy ban Nuôi con bằng sữa mẹ của Hoa Kỳ, cho là không. “Tôi thậm chí còn không thể lấy bông tẩm cồn mà không chìa thẻ nhân viên,” Bartick nói. “Các bệnh viện cất kĩ tất cả mọi thứ từ băng cá nhân đến gạc y tế. Vấn đề chúng ta nên hỏi là tại sao người ta không kiểm soát việc quản lý sử dụng cho cả sữa công thức? Lý do là vì chúng được cung cấp miễn phí.”
Thông thường, các hãng sữa công thức cung cấp cho các bệnh viện những mẫu thử miễn phí các sản phẫm của mình để khuyến khích chấp nhận thương hiệu đó. Có nhiều bệnh viện khắp cả nước vẫn phát những túi tã kèm mẫu thử sữa công thức cho các bà mẹ mới sinh, bất chấp sự gia tăng nhận thức rằng thói quen này cản trở việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thói quen này đang dần thay đổi, mặc dù: nhiều bệnh viện khắp cả nước tự nguyện cấm những túi quà này, và vào tháng 7, Massachusetts đã trở thành bang thứ hai thực hiện “không túi quà”, với tất cả 49 bệnh viện phụ sản đảm bảo từ chối quà tặng sữa công thức. (Rhode Island là bang đầu tiên vào năm 2011.)
Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP – American Academy of Pediatrics) khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và sau đó tiếp tục cho con bú sữa mẹ song song ăn dặm. Vào tháng Bảy, một cuộc họp thường niên cùa các nhà lãnh đạo AAP đã biểu quyết ủng hộ giải pháp mang tên “Divesting from Formula Marketing in Pediatric Care” (Loại bỏ tiếp thị sữa công thức ở Khoa Dưỡng nhi), kêu gọi các bác sĩ Nhi khoa “không cung cấp cho phụ huynh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các túi quà tặng sữa công thức, các phiếu giảm giá và tài liệu từ các hãng tại văn phòng và phòng khám chuyên khoa”.
Giải pháp này, hiện đang phải được ban điều hành Hội xem xét, đang gây tranh cãi vì nó đòi hỏi tổ chức phải quyết định đẩy mạnh sự ủng hộ của họ về việc nuôi con bằng sữa mẹ đến đâu. “Chúng ta sẽ không tranh cãi về những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vì chúng ta đều biết điều đó,” Chủ tịch AAP Dr.Robert Block, người có hai con gái nuôi phải dung sữa công thức, nói. “Chúng ta không nói kiểu như nếu bạn không cho con bú sữa mẹ thì bạn là người mẹ tồi. Ngoài kia có nhiều trẻ em cần sữa công thức. Những người ủng hộ sữa mẹ sẽ không đồng ý như vậy. Họ cho rằng bất kì trẻ em nào cũng đều có thể được cho bú bởi bất kì người mẹ nào. Nhưng mà có nhiều lý do chính đáng khiến trẻ em cần sữa công thức”.
Tuy nhiên cũng có những “bẫy vú” (“booby traps” là bẫy treo, trong đó boob còn có nghĩa là ngực của phụ nữ - ND) – cụm từ của nhóm ủng hộ nuôi con sữa mẹ Best for Babes gọi những điều cản trở người mẹ nuôi con sữa mẹ thành công. Những bẫy này bao gồm sự thiếu hỗ trợ từ những nhà tuyển dụng, cộng đồng, bệnh viện và những bác sĩ chăm sóc cho người mẹ và em bé. Các bác sĩ nhi khoa, theo gợi ý của Best for Babes, nên tiếp tục học các khóa cơ bản về sữa mẹ. “Các bác sĩ nhi cần phải thành thạo lĩnh vực này như là họ đang chẩn đoán từ nhịp tim, viêm phổi hay cảm thông thường,” Bettina Forbes – đồng sáng lập Best for Babes đã viết như thế trong thư điện tử.
Ở thành phố New York, 90% các bà mẹ khởi đầu cho con bú sữa mẹ, nhưng có hơn hai phần ba số họ ngừng hẳn hoặc dùng kèm sữa công thức từ tháng thứ hai. Để cố gắng thay đổi con số đó, Latch On NYC tung ra phần bổ sung đầy đủ cho các quảng cáo ở tàu điện ngầm, với 3 áp phích so sánh sữa công thức (một cách không tán thành) với sữa mẹ, và mô tả chủng tộc của các bà mẹ. Một tờ báo đưa tin về chiến dịch giải thích mối quan hệ giữa sữa công thức và sự thành công của nuôi con bằng sữa mẹ như sau:
Nếu một em bé không được nhận bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ, đặc biệt trong một tháng đầu đời, hầu hết các bà mẹ đều đủ sữa cho con bú. Sử dụng sữa công thức trong thời gian này có thể làm giảm sản xuất sữa, và do đó khiến người mẹ phụ thuộc vào sữa công thức.
Tuy nhiên, Hội đồng Sữa công thức Quốc tế - đại diện cho các hãng sữa và các nhà tiếp thị sữa công thức – cho rằng việc hạn chế quyền sử dụng sữa công thức không phải là chìa khóa thúc đẩy tỉ lệ nuôi con sữa mẹ. “Một cách giúp đỡ các bà mẹ là thông cảm với sự lựa chọn sữa nuôi con của họ bất kể là họ chọn cho con bú sữa mẹ, sữa công thức hay bú kết hợp,” Mardi Mountford, Phó Chủ tịch Điều hành của Hội đồng, viết trong thư điện tử. “Đối với trẻ sơ sinh không được nuôi bằng sữa mẹ, sữa công thức cho trẻ sơ sinh là lựa chọn an toàn, dinh dưỡng duy nhất.”
Mountford nói đúng, tất nhiên, về sữa công thức là lựa chọn duy nhất thay thế sữa mẹ (có sữa mẹ cho/tặng nhưng không thể đủ cho tất cả các em bé đang được nuôi bằng sữa công thức). Bà ấy cũng đúng về việc cần phải ủng hộ quyết định của người mẹ. Nhưng bà ấy không hẳn là đúng khi nói hạn chế sữa công thức không ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. Trung tâm Y tế Langone NYU, nơi hạn chế sử dụng sữa công thức, đã chứng kiến tỉ lệ nuôi con sữa mẹ tăng từ 39% lên 68% khi áp dụng điều đó. “Thành phố New York chắc chắn sẽ dẫn đầu,” Eileen DiFrisco, một điều phối viên giáo dục phụ huyn trong bộ phận bà mẹ-trẻ em của bệnh viện, đã nói với tờ New York Post như vậy.
Theo kinh nghiệm của chị dâu tôi – và kinh nghiệm của hàng tá các bà mẹ khác khi chia sẻ các câu chuyện về cảm giác bị suy yếu khi đượ mời dùng sữa công thức trong bệnh viện – chính sách của Thành phố New York có vẻ như có ý nghĩa.
Nó có ý nghĩa với Stephanie Rodriguez, người đã đọc gần như mọi cuốn sách về nuôi con sữa mẹ chuẩn bị chào đón sự ra đời của con gái. “Tôi đã sẵn sàng,” Rodriguez viết trong thư điện tử. Nhưng khi con gái của cô gặp vấn đề về khớp ngậm và thay vì đề nghị giúp đỡ, người y tá lại đưa sữa công thức; Rodriguez đã nhận nó. Cô ấy đã tiếp tục cho con bú và mọi thứ dần khá hơn, và họ xuất viện về nhà – với túi quà sữa công thức đi cùng.
Ở nhà, “cảm giác đơn độc và bối rối,” Rodriguez cho con gái dùng một ít sữa công thức miễn phí đó. “Con gái tôi bị loạn khớp ngậm vì như vậy và vì những cữ bú bình ở bệnh viện, và phải mất hàng tuần dài vất vả, tốn thời gian và công sức… mới khiến cho bé bú mẹ trở lại.” Rodriguez từ đó trở thành Chuyên gia tư vấn sữa mẹ tại Missouri, lấy cảm hứng từ nỗ lực cá nhân khi nuôi con.
“Trong công việc, tôi thường gặp những khách hàng nói với tôi rằng họ không dùng bình sữa, nhưng, bạn biết đấy, đó có thể là có và nó có vẻ dễ dàng hơn. … Đó là vấn đề thực sự khi nó giữ các bà mẹ không cho họ đạt được mục đích nuôi con bằng sữa mẹ,” Rodriguez nói. “Nó không phải là toàn bộ vấn đề, nhưng nó không giúp được gì cả.”

Wednesday, December 16, 2015

Bị loãng xương từ sữa bò?

Nguồn: http://milk.elehost.com/html/osteoporosis.html

Ngày nay, phụ nữ Mỹ tiêu thụ xấp xỉ 1L sữa bò mỗi ngày trong cả cuộc đời, và có tới 30 ngàn phụ nữ bị mắc bệnh loãng xương. Điều này thật khó hiểu phải ko?

Nói ngắn gọn lại là việc uống sữa bò không phòng tránh bệnh loãng xương. Sự thật gây sốc là loãng xương được gây ra bởi sự dung nạp quá nhiều protein vào cơ thể, khiến cho cơ thể phải lấy canxi từ xương ra để trung hoà lượng acid trong máu. Bạn nạp vào cơ thể bao nhiêu canxi không quan trọng. Điều quan trọng là ngăn chặn không cho canxi bị lấy ra khỏi xương. 

Vì sao canxi lại bị rút ra khỏi xương khi uống nhiều sữa bò?

Để cho cơ thể có thể dung nạp canxi, cơ thể cần một lượng kha khá chất magnesium. Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò chứa rất ít magnesium. Chất diệp lục có 1 nguyên tử magnesium trong hạt nhân, nói cách khác magnesium nằm trong trung tâm của phân tử diệp lục, tức là tìm thấy rất nhiều trong rau xanh cây cỏ:

1. Có nhiều nguyên nhân gây ra loãng xương, một trong những nguyên nhân lớn nhất là chế độ ăn quá nhiều protein. 
Tạp chí Science phát hành năm 1986; volume 233, issue 4764. http://www.sciencemag.org/content/233/4763/519.extract

2. Những quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh loãng xương cao nhất, ví dụ như Mỹ, Anh và Thuỵ Điển, là những quốc gia tiêu thụ sữa bò nhiều nhất. Trung Quốc và Nhật Bản, nơi là người ta ăn ít protein và sữa hơn, có tỉ lệ loãng xương thấp hơn. _ Theo Nutrition Action Healthletter, tháng 6 1993 

3. Có vẻ như yếu tố quyết định sự khoẻ mạnh của xương không phải là sự dung nạp canxi mà là sự cân bằng canxi. Tình trạng loãng xương ở những phụ nữ da trắng tiền mãn kinh là hậu quả của di truyền và dinh dưỡng và lối sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiếu hụt canxi tỉ lệ thuận với sự sử dụng protein động vật, muối, caffein, thuốc lá và lười vận động.” _ Theo bác sĩ Neal Barnard, Physician’s Committee for Responsible Medicine, Understanding Health, December 1999

4. Protein trong chế độ dinh dưỡng làm gia tăng sản sinh acid trong máu và được trung hoà bởi canxi lấy từ xương. _Theo American Journal of Clinical Nutrition, 1995; 61 (4) 

5. Khoảng 50,000 người Mỹ tử vong mỗi năm do những bệnh liên quan tới loãng xương._ Osteoporosis International 1993; 3(3)

6. Cho dù chúng ta nạp vào cơ thể 1,400mg canxi mỗi ngày, thì chúng ta có thể mất 4% mật độ xương mỗi năm vì chế độ ăn nhiều protein. _American Journal of Clinical Nutrition 1979; 32(4)

7. Tăng lượng ăn protein lên 100% sẽ gây ra sự mất xương đến gấp đôi._ Journal of Nutrition 1981

8. Một người đàn ông Mỹ ăn 175% lượng protein khuyến cáo cho mỗi ngày và một người phụ nữ ăn 144% lượng khuyến cáo._ Surgeon General’s Report on Nutritional Health, 1988

9. Nạp canxi không phòng tránh cho chúng ta khỏi rạn nứt xương. Thực tế là, những dân số có tỉ lệ nạp canxi cao nhất lại có tỉ lệ rạn nứt xương cao hơn những dân số dung nạp canxi một cách khiêm tốn hơn”. _Calif Tissue Int 1992; 50

10. Không có mối liên quan rõ ràng nào giữa việc uống sữa ở tuổi dậy thì và nguy cơ rạn nứt xương ở tuổi trưởng thành. Các số liệu chỉ ra rằng sự sử dụng sữa bò thường xuyên và chế độ ăn nhiều canxi ở phụ nữ trung niên không làm cho nguy cơ rạn nứt xương chậu hay cánh tay giảm đi… những phụ nữ sử dụng nhiều canxi từ các sản phẩm từ sữa bò có nguy cơ bị rạn nứt xương chậu cao hơn, trong khi đó nguy cơ rạn nứt xương không tăng cao ở nhóm người dung nạp lượng canxi tương tự từ những nguồn thực phẩm không phải là sữa bò.”_ Nghiên cứu kéo dài 12 năm trên 78,000 phụ nữ của trường ĐH Harvard, xuất bản trên American Jounal ò Public Health 1997;87

11. Sử dụng các sản phẩm từ sữa bò, nhất là ở lứa tuổi 20, có liên quan mật thiết tới sự gia tăng ngu cơ rạn nứt xương chậu… sự chuyển hoá của protein từ sữa bò khiến cho đào thải canxi trong nước tiểu tăng cao” _American Journal of Epidemiology 1994;139







Dân Việt cuồng sữa bột, bác sĩ ngoại tròn mắt

Bác sĩ Jonathan Halevy không khỏi ngạc nhiên khi biết trên 80% trẻ em Việt Nam dùng sữa công thức (mình nghĩ là 99% mới đúng, 80% là nói giảm nói tránh rồi) và tivi lúc nào cũng ra rả quảng cáo để "tẩy não" người tiêu dùng.
81% trẻ em Việt dùng sữa ngoại
Bác sĩ Jonathan Halevy là bác sĩ nhi khoa người Israel, đã sinh sống và làm việc tại một phòng khám lớn tại TP.HCM từ năm 2005.
Từ góc độ của một bác sĩ Nhi khoa, với hơn 15 năm kinh nghiệm chăm sóc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vị bác sĩ này đã có những chia sẻ rất chân tình trong buổi tọa đàm "Nuôi con khỏe mạnh, dạy con thông minh" nhân dịp ra mắt cuốn sách “Nuôi con sao cho đúng”.
Theo vị bác sĩ này, ông đã đọc nghiên cứu của WHO và quá bất ngờ khi biết tỉ lệ các bà mẹ cho con bú sữa mẹ ở Việt Nam chỉ có 19%, trong khi tỉ lệ này ở nước ngoài là 70%.
sữa công thức, sữa bột, sữa ngoại, quảng cáo sữa
Bác sĩ Jonathan Halevy
Theo bác sĩ Jonathan, ở nước ngoài, người càng có địa vị xã hội, càng có tiền thì càng cho con bú sữa mẹ nhiều hơn trong khi đó ở Việt Nam thì ngược lại, chỉ có những người không đủ tiền mua sữa công thức cho con thì mới cho con bú sữa mẹ.
"Tôi lấy một ví dụ, bạn ra cửa hàng mua một cái bánh sinh nhật, người bán hàng nói bạn có hai lựa chọn: Một cái bánh làm bằng sữa thật, phô mai thật,...không tốn một xu nào và một cái bánh làm bằng các nguyên liệu không phải tự nhiên mà phải mất 1.000 USD bạn mới mua được. Vậy bạn chọn cái nào? Đương nhiên là cái bánh bằng sữa thật rồi. Đó, tôi ví dụ đơn giản vậy để thấy rằng, tại sao sữa mẹ không tốn một đồng xu nào để mua mà các mẹ không dùng, cứ phải mang tiền đi mua sữa giả - ý tôi là sữa công thức", bác sĩ Jonathan Halevy nói.
Quảng cáo sữa "tẩy não" người tiêu dùng
Lý giải về nguyên nhân ngày càng nhiều các bà mẹ ở Việt Nam muốn cho con uống sữa công thức, bác sĩ Jonathan cho rằng đây là lỗi của quảng cáo vì đã 'thần thánh hóa' loại sữa này.
"Mô típ quảng cáo mà tôi thường thấy ở Việt Nam là một bà mẹ đưa cho con đủ loại từ cơm, rau củ... nhưng con lắc đầu quầy quậy. Bà mẹ nảy ra ý định pha cốc sữa cho con và con uống ngon lành và còn lớn nữa... Tại sao mọi người có thể nghĩ những thực phẩm đó có thể thay thế sữa mẹ được, tại sao lại thần thánh hóa sữa công thức như vậy", bác sĩ Jonathan Halevy chia sẻ.
"Trên thực tế, nếu bạn không nuôi con bằng sữa của chính mình thì người có lợi không phải là bạn, càng không phải là con bạn mà chính là doanh nghiệp đang sản xuất ra loại sữa công thức khiến bạn tin dùng"
Bác sĩ Jonathan Halevy
Bác sĩ Jonathan Halevy cho rằng, chính quảng cáo như thế mỗi ngày khiến nhiều người bị 'tẩy não' và mang một niềm tin sai lầm rằng sữa công thức ưu việt hơn sữa mẹ.
"Trong một số bệnh viện phụ sản, các y tá còn chủ động đề xuất các bà mẹ cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức thay vì bú sữa mẹ, bởi họ tin rằng, như thế cũng sẽ tốt hơn", vị bác sĩ quả quyết.
Theo bác sĩ Jonathan, các bà mẹ đã quên mất một điều, sữa công thức chỉ là bột sữa nhân tạo, được làm ra sau nhiều công đoạn bào chế hóa học khác nhau trong nhà máy. Đôi khi, quá trình sản xuất đó còn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Bằng chứng năm 2003, nhiều trẻ em tại Israel và một số nước khác phải hứng chịu các di chứng vĩnh viễn về chức năng thần kinh và hệ tim mạch chỉ vì loại sữa bột mà các em uống không được nhà sản xuất thêm vào hàm lượng vitamin B1 đầy đủ trong quá trình điều chế.
Chưa hết, năm 2008, rất nhiều trẻ em châu Á bị suy thận do Melamin - loại hợp chất hữu cơ sử dụng trong công nghiệp đồ nhựa nhưng lại được thêm vào sữa công thức cho trẻ em uống. Hậu quả là nhiều em phải lọc máu để duy trì sự sống", bác sĩ Jonathan dẫn chứng.
Sữa công thức bào chế từ đậu nành lại chứa một hàm lượng cao phytoestrogens, có thể gây rối loạn nghiêm trọng kích thích tố trong cơ thể trẻ, khiến trẻ phát triển bất bình thường về mặt thể chất lẫn trí tuệ.
Một nguyên nhân nữa mà bác sĩ Jonathan Halevy chỉ ra, các bà mẹ luôn nghĩ mình không đủ sữa cho con bú.
"Chỉ có người rất rất ốm mới không đủ sữa cho con bú. Tôi chắc rằng nhiều bà mẹ ở Việt Nam và cả các bác sĩ ở đây không biết rằng, sữa tiết ra theo nhu cầu của con. Khi đứa trẻ mới sinh ra, tuần đầu, nhiệm vụ của nó là phải giảm cân, tuần tiếp theo là nó tăng cân và 2 tuần cuối cùng nó quay lại trạng thái ban đầu. Đừng đặt nặng vấn đề cân nặng với con để từ đó bổ sung bằng được sữa giả thay vì sữa mẹ cho các con", Jonathan Halevy cho biết.
Tình Lê
Nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/279386/dan-vie-t-cuo-ng-su-a-bo-t-ba-c-si-ngoa-i-tro-n-ma-t.html#