Monday, August 12, 2013

Giải mã những lầm tưởng về sữa mẹ


Giải mã những lầm tưởng về sữa mẹ
Nguồn: http://nj.gov/health/fhs/wic/breastfeedingmyth.shtml

Myth
Sự thật
1.
Sữa công thức cũng tốt như sữa mẹ thôi
Sữa mẹ vượt xa tầm với của các loại sữa khác và không thể nào bào chế cho giống được. Những hàm lượng dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển thể chất và trí tuệ của từng em bé riêng biệt. Sữa mẹ bao gồm chất tăng trưởng của người còn sữa công thức từ sữa bò bao gồm chất tăng trưởng của động vật. Thành phần của sữa mẹ thay đổi qua từng cữ bú và thay đổi theo sự phát triển của em bé.

2.
Phụ nữ không nên cho con bú trước mặt người khác.
Việc cho con bú là hoàn toàn bình thường và là lẽ tự nhiên. Ở bang New Jersey, phụ nữ có quyền cho con bú ở nơi công cộng.
Những phụ nữ cảm thấy e ngại khi cho con bú ở nơi công cộng có thể tập cho con bú trước một tấm gương để cảm thấy tự tin hơn.

3.
Nếu người mẹ phải đi làm hoặc đi học trở lại thì không nên cho con bú.
Rất nhiều phụ nữ tiếp tục cho con bú khi đã quay lại làm việc hoặc đi học. Họ cho con bú hoàn toàn khi ở nhà với con và sau đó hút sữa ra khi họ không có ở nhà. Nếu người mẹ tiếp tục cho con bú sau giờ làm việc hoặc sau giờ học, em bé sẽ khoẻ mạnh hơn và người mẹ đó đang làm được một điều tuyệt vời mà không ai có thể làm được cho em bé của họ. Một số mẹ chọn sữa công thức khi họ đi vắng và cho con bú khi về đến nhà. Cho con bú dù ít hay nhiều vẫn tốt hơn là cai sữa hoàn toàn.

4.
Người mẹ cho con bú phải thay đổi cách ăn uống.
Không có một thực đơn đặc biệt nào dành cho mẹ nuôi con bú hay danh sách các thực phẩm phải tránh.
Hầu hết phụ nữ đều có thể ăn những thực phẩm mà họ vẫn ăn hàng ngày.
Sữa mẹ vẫn luôn luôn tốt không cần biết họ ăn những gì.
Ở khắp nơi trên thế giới, có những phụ nữ ăn đồ ăn cay và nhiều gia vị. Dĩ nhiên, tốt nhất là người mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm.
5.
Nếu mẹ ốm thì không được cho con bú.
Nếu mẹ bị ốm, em bé đã được phơi nhiễm với bệnh của mẹ và sữa mẹ sẽ có kháng thể để bảo vệ bé. Nếu em bé bị ốm, thì bệnh của bé có khả năng là nhẹ hơn. Mẹ vẫn có thể cho con bú nếu bị cúm. Hầu hết các thuốc không kê đơn đều an toàn cho mẹ và bé khi mẹ bị ốm.

6.
Phụ nữ hút thuốc thì không nên cho con bú.
Tất cả phụ nữ đều nên bỏ thuốc hoặc ít ra là hút ít đi. Nếu mẹ hút thuốc và cho con bú vẫn tốt cho em bé hơn là mẹ hút thuốc mà không cho con bú. Chính cái khói thuốc mà em bé hít vào là cái có hại cho bé hơn là những chất độc đi qua đường sữa mẹ. Không ai được phép hút thuốc khi đang bế em bé, hoặc ở trong cùng phòng với em bé. Người mẹ hút thuốc thì nên hút sau khi cho con bú, không phải trước khi. 

7.
Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng đồ uống có cồn.
Người mẹ cho con bú có thể thỉnh thoảng uống đồ  uống có cồn.
Những phụ nữ bị nghiện rượu (uống nhiều hơn 2 cốc/ngày) không nên cho con bú.

8.
Một số phụ nữ không sản xuất đủ sữa cho em bé
Sữa được tiết ra khi mà sữa được hút ra khỏi bầu ngực. Em bé càng bú khoẻ thì sữa mẹ càng sản xuất khoẻ. Nhiều mẹ vẫn có thể cho con bú hoàn toàn khi sinh đôi, sinh ba. Mẹ tiết ra sữa một cách tự nhiên sau khi sinh bé và họ cần phải tự tin vào chính cơ thể mình. Họ cũng cần được tiếp cận các thông tin và hỗ trợ về việc cho con bú trong những ngày đầu sau sinh. Ngực nhỏ cũng cung cấp đủ sữa cho em bé. Lượng sữa tiết ra theo cơ chế Cần và Cung. Chỉ có 2 trường hợp ảnh hưởng đến sản lượng sữa của mẹ đó là dị tật hoặc hormone thiếu cân bằng.

9.
Một số mẹ bị sữa loãng nên bé không no
Sữa mẹ có chứa đầy đủ các calories, dinh dưỡng và chất béo mà bé cần.
Bởi vì sữa mẹ rất dễ tiêu hoá và dạ dày của bé sơ sinh thì rất nhỏ, em bé mới sinh có thể ăn 10-12 lần trong 24 giờ. Sữa mẹ không giống và cũng không nên trông giống sữa ct hoặc sữa bò (về màu sắc và độ đặc, mùi vị...)
10.
Cho bé bú 2 loại sữa giúp bé có đủ dinh dưỡng
Em bé được sinh ra là để bú sữa mẹ hoàn toàn. Bổ sung sữa ct với những bé khoẻ mạnh đang bú mẹ có thể dẫn tới việc bé bị ăn quá no, làm giảm sản lượng sữa mẹ, và tăng các nguy cơ có hại của sữa ct.

11.
Mẹ không có sữa cho tới 3 ngày sau sinh.
Sữa mẹ đã có sẵn trong ngực mẹ khi em bé được sinh ra. Sữa đầu tiên gọi là sữa non. Sữa non được tính bằng thìa, không phải ml. Ngực mẹ mềm trong những ngày đầu sau sinh để em bé dễ học cách bú mẹ hơn.

12.
Sữa non không tốt cho bé (đây là myth từ mấy chục năm trước)
Sữa non rất giàu dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất cho bé sơ sinh. Nó rất đặc và giúp em bé đào thải phân su. Sữa non là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

13.
Bé bú mẹ cần bổ sung nước lọc
Sữa mẹ chứa 87% là nước, một lượng vừa đủ cho nhu cầu của bé. Kể cả trong sa mạc, trẻ bú mẹ không cần bổ sung thêm nước.
14.
Người nhà nên cho bé bú bình để quen với bé hơn
Người nhà và bạn bè có thể gẫn gũi với bé bằng cách bế, vỗ ợ hơi, tắm cho bé, nói chuyện hay chơi với bé. Bình sữa có thể ảnh hưởng tới sự tiết sữa của mẹ và khả năng học bú mẹ của trẻ.

15.
Trẻ bú mẹ quá bám mẹ
Yêu thương, bế ẵm và đáp ứng các nhu cầu của bé giúp bé cảm thấy an toàn và giúp bé trở nên độc lập. Tất cả em bé đều có nhu cầu gắn kết chặt chẽ với một ai đó trước tiên rồi mới đến những người khác.

16.
Cho con bú rất đau
Việc cho con bú đúng sẽ không đau. Đau chỉ khi em bé cắn vào vú mẹ. Khi bé ngậm đúng, lưỡi của bé chùm lên trên lợi hàm dưới, và lợi ngậm vào quầng vú. Đầu bé phải thẳng, không xoay nghiêng ngả khi bú mẹ. Khi bé có khớp ngậm đúng, mẹ sẽ cảm thấy đầu ti mình như có lực hút nhẹ vào trong miệng bé.

17.
Cho con bú là việc khó và khiến mẹ thấy mệt mỏi
Làm mẹ là việc khó và mệt nhọc. Cho con bú giúp giảm lượng công việc phải làm và mẹ có thể nghỉ ngơi trong khi cho con bú. Những hormone tiết ra khi cho con bú giúp mẹ cảm thấy thư giãn và vui vẻ.
18.
Sữa mẹ sẽ bị hỏng (chua) nếu nó bị tích trữ trong ngực quá lâu hoặc nếu mẹ bị căng thẳng hay giận dữ
Sữa mẹ luôn luôn tươi mới và không thể bị hỏng nếu nằm trong ngực.
Xúc cảm của mẹ không thay đổi thành phần và tính chất của sữa.
Nếu người mẹ đang buồn bực, thì sự tiết sữa bị chậm lại nhưng chất lượng sữa không đổi.

19.
Hút sữa là cách tốt để biết được sản lượng sữa của mẹ là bao nhiêu
Hút sữa chỉ xác định được lượng sữa được hút ra ở từng cữ là bao nhiêu. Em bé ăn sữa, số lần đi tiểu và đi tiêu và mức độ tăng cân mới là thước đo lượng ăn của bé.

20.
Cho con bú khiến ngực mẹ bị sệ
Sự có thai, gien di truyền và tuổi tác là tác nhân gây ngực sệ, không phải do cho con bú.
21.
Mẹ cần lau đầu ti trước khi cho con bú
Khu vực núm vú của mẹ có một chất nhờn được tiết ra để giữ cho vùng này luôn luôn không có vi khuẩn (germ-free)
Xà phòng và cồn sát trùng gây khó chịu cho núm vú. Người mẹ chỉ cần làm vệ sinh ngực mình 2 lần/ngày bằng nước.

22.
Cho con bú tạo ra khoái cảm tình dục
Cho con bú tạo ra cảm giác dễ chịu chứ không phải cảm giác tình dục
23.
Việc cho con bú là điều tự nhiên và không cần phải học cũng làm được
Cho con bú là một kĩ năng cần được tập luyện. Những người mẹ sẽ thành công hơn nếu được cung cấp đầy đủ thông tin và nhận được trợ giúp từ những người khác.

24.
Tất cả các nhân viên y tế đều hiểu biết nhiều về sữa mẹ
Tầm quan trọng của sữa mẹ không phải lúc nào cũng được đề cập đến trong quá trình học. Các bác sĩ cũng đưa ra nhiều lời khuyên khác nhau trong việc cho con bú. Phụ nữ được khuyến khích tìm hiều về sữa mẹ thông qua các lớp học tiền sản và các nhóm hỗ trợ. (ví dụ như hội mình chẳng hạn)


Sunday, August 4, 2013

Những trường hợp không thể cho con bú sữa mẹ




Hầu hết các mẹ khi sinh con đều muốn cho con bú, hoặc ít ra là họ có cố gắng để cho con bú. Có 3 trong 4 mẹ cho con bú khi còn ở trong bệnh viện. Tuy nhiên, non nửa số đó duy trì được sữa mẹ tới 6 tháng. Ít hơn 1 trong 5 em bé vẫn được bú mẹ khi tròn 1 tuổi.

Những con số cho việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (không sữa công thức, không ăn dặm sớm, không nước lọc) thì còn ít hơn.

Chỉ có 1 trong 3 bà mẹ vẫn cho con bú khi bé tròn 3 tháng; và 1 trong 10 bà mẹ vẫn cho con bú hoàn toàn tới 6 tháng.

Tôi (tác giả bài viết) luôn luôn lạnh sống lưng khi nhận được câu trả lời cho câu hỏi “bạn sẽ cho con bú chứ?” và các mẹ trả lời “Tôi sẽ cố...” Sự thiếu tự tin này là khởi nguồn cho sự thất bại trước cả khi em bé được sinh ra. Loài người chúng ta đã sống sót như thế nào qua hàng triệu triệu năm nếu như nuôi con bằng sữa mẹ là một việc không thực hiện được với phần đông các mẹ? Các bà mẹ không thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ bởi vì họ không được tiếp cận với các thông tin chính xác và những sự hỗ trợ mà họ cần, và họ sống trong một xã hội mà sữa công thức được coi như một thứ bình thường và nghiễm nhiên cần sử dụng. Họ cũng đánh mất sự tin tưởng vào chính bản thân mình, mất tự tin vào chính cơ thể mình để thực hiện một nghĩa vụ vô cùng đơn giản của tạo hoá.

Có một số vấn đề nghiêm trọng tới mức người mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tỉ lệ những người này ước tính là vào khoảng 1-5% các mẹ sinh con mà không thể sản xuất đủ lượng sữa. Đây là con số rất không chính xác, bởi vì khó mà có thể định nghĩa được sản lượng sữa bao nhiêu là “đủ”.  Nhưng nếu bạn muốn nói đến con số phụ nữ không tiết ra đủ sữa cho em bé của mình ăn sữa mẹ hoàn toàn thì con số đó nằm gần với 5% hơn.

Nhưng nếu bạn nói tới những người phụ nữ không thể tiết ra sữa, sản xuất ra rất ít sữa hoặc không có tí sữa nào, vì lí do y khoa, thì tỉ lệ đó là vô cùng thấp.

Thực tế thì có một số phụ nữ không thể tiết ra giọt sữa nào, nhưng nó vô cùng hiếm. Nếu điều này xảy ra, nghĩa là họ đang mắc một chứng bệnh rất hiếm gặp ví dụ như thiếu hụt tuyến sữa, ung thư vú, bệnh hypoplastic breast syndrom (các cơ trong ngực không phát triển khiến ngực chảy xệ xuống, bệnh này rất hiếm gặp), những người phẫu thuật làm nhỏ ngực hoặc trải qua đại phẫu thuật ngực, hoặc mất cân bằng hormone.

Trong một số trường hợp, người mẹ phải ngưng cho con bú để chữa bệnh, thì người mẹ đó vẫn có thể hút sữa đều đặn để duy trì nguồn sữa của mình cho tới khi có thể cho con bú trở lại.
Chỉ có một số ít trường hợp là không được phép cho con bú. Đó là khi mẹ bị ung thư, hay sử dụng các chất gây nghiện như ma tuý. Để đi đến quyết định có cho con bú hay không phải được cân nhắc kĩ lưỡng giữa lợi ích và bất lợi. Điều đó nghĩa là cân nhắc giữa những mối nguy hiểm khi cho trẻ ăn sữa công thức và những lợi ích khi trẻ bú sữa mẹ.

Tuy rằng trước đây người ta nói rằng mẹ bị nhiễm HIV không được cho con bú, nhưng với những nghiên cứu khoa học mới nhất thì mẹ nhiễm HIV vẫn có thể cho con ăn sữa mẹ, bởi vì khi thanh trùng sữa mẹ hút ra thì virus HIV sẽ bị tiêu diệt. Các ngân hàng sữa đều thử máu những mẹ cho sữa để sàng lọc đầu vào của sữa, và thanh trùng rất cả sữa được hiến tặng để loại bỏ các vi khuẩn có hại nếu có, nhưng vẫn giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa.

Nếu người mẹ mắc bệnh HTLV-1 (siêu vi khuẩn nhiễm vào bạch huyết cầu ở người) thì không được cho con bú vì vi khuẩn này truyền qua dòng sữa mẹ.

Tất cả các chất ma tuý mà người mẹ sử dụng thì mẹ không nên cho con bú, vì những loại ma tuý này sẽ gây phản ứng phụ lên cơ thể em bé và có thể dẫn tới tử vong.

Có một số bệnh khiến cho mẹ phải ngưng cho con bú để chữa trị, không có nghĩa là cai sữa, người mẹ đó vẫn có thể hút sữa để duy trì lượng sữa trong quá trình chữa bệnh. Các bệnh đó bao gồm bệnh nhược tuyến giáp, bệnh về tuyến yên, bệnh lao chưa được chữa trị, không cầm máu sau sinh, viêm gan B và C, bệnh herpes sinh dục, và nhiều các phẫu thuật.

Các bệnh mà không cần người mẹ phải ngưng cho con bú bao gồm thiếu máu do thiếu sắt, tiểu đường, hen suyễn, trầm cảm sau sinh, thấp khớp, động kinh, tim, cao huyết áp và viêm gan A.

Có một số em bé không bú mẹ được vì dụ như những bé sứt môi hở hàm ếch bẩm sinh, có dị tật bẩm sinh ở mặt, sinh non, có bệnh tim mạch hoặc thần kinh. Nếu có thể, người mẹ nên hút sữa ra để cho con ăn bằng một phương pháp khác. Mặt khác, những em bé ốm yếu bệnh tật, sinh non sẽ cần sữa mẹ hơn bao giờ hết, và sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ sữa mẹ hơn là những trẻ khoẻ mạnh sinh đủ ngày đủ tháng. Vì vậy nếu em bé của bạn sinh non, nhẹ cân hay có bệnh, hãy cố gắng để con được ăn sữa mẹ, bởi đó là điều tốt nhất cho bé mà bạn có thể làm được.