Wednesday, December 3, 2014

Thức ăn nhân tạo hại nhiều hơn lợi

(Save về blog vì bài gốc đăng trên báo tuổi trẻ đã bị xoá, theo lời của Health Coach Trần Lan Hương thì "guồng máy tiền - quyền lobby nhanh thật")

Chỉ nên cho bú bình trong trường hợp bất khả kháng. Với sự phổ biến các thực phẩm đóng hộp, nhiều em bé được nuôi chủ yếu bằng thức ăn nhân tạo: sữa bò, bột ăn liền, vitamin... Không ít người tin rằng với những sản phẩm hiện đại và đắt tiền như vậy, con mình đã có chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó.
Khi còn là bào thai, trẻ hoàn toàn được nuôi dưỡng thụ động thông qua hệ thống máu trao đổi qua rau thai mẹ. Trong thời gian đó, trẻ hoàn thiện dần các chức năng. Khi ra đời, trẻ mới bắt đầu tiêu hoá tự lập nhưng chức năng này chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy, trong vòng 6 tháng đầu đời, thức ăn duy nhất thích hợp với bộ máy tiêu hoá của trẻ là sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rẻ tiền và vệ sinh nhất, cũng là một “vũ khí” ngăn ngừa bệnh tật tuyệt vời.
Những năm giữa thế kỷ 20, ở các nước công nghiệp phát triển có phong trào “nhà nhà, người người cho con bú bình”. Tỷ lệ bú mẹ của trẻ em các nước này giảm sút nghiêm trọng. Vài thập niên trôi qua, khi thế hệ bú bình thứ nhất, thứ hai trưởng thành, giới khoa học lên tiếng cảnh báo rằng bú bình gây phiền toái hơn là có ích. Và từ những năm 90, phụ huynh Tây Âu lại quay về với truyền thống cho con bú mẹ. Tại Thuỵ Điển, 98% bà mẹ cho con bú hoàn toàn ngay từ khi sinh.
Trong khi đó thì phụ huynh ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lại đua nhau "theo Tây”, nghĩa là từ bỏ việc cho con bú mẹ để ăn sữa hộp. Nhiều người quan niệm là cho bú sữa Tây để con mình lớn như Tây, con Tây ăn sữa hộp nên nó mới lớn.
Nên nhớ rằng sữa người là để nuôi người, còn sữa bò là để nuôi bò. Con người cần dinh dưỡng để phát triển trí tuệ, bò cần dinh dưỡng để cho thịt; cho nên sữa bò phải chứa nhiều đạm hơn sữa người. Chỉ có trường hợp đất đắc dĩ mới nên dùng sữa động vật để nuôi trẻ em. Nhiều nước đã và đang áp dụng một chính sách khá nghiêm ngặt về sữa hộp trẻ em, như nghiêm cấm bán sữa lon đại trà, chai sữa và núm ti chỉ được bán theo đơn của bác sĩ.
Với trẻ ăn sam, cần chọn những thực phẩm thích hợp. Trên nguyên tắc, những gì người lớn ăn được thì trẻ em cũng có thể ăn. Nhưng vì chức năng hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên trẻ phải tập ăn từ những món dễ tiêu, mềm. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng (trứng, tôm, cua, lạc) hoặc dễ gây sặc và ngạt (do nhỏ và cứng) thì không cho trẻ nhỏ ăn. Trẻ em cần nguồn năng lượng tức thời để sử dụng ngay (như tinh bột, gạo), để dự trữ (mỡ), để xây dựng cơ thể (đạm, mỡ) và để hỗ trợ (vitamin và khoáng chất). Các thứ này phải được cung cấp theo một tỷ lệ thích hợp nhằm tạo sự cân đối về năng lượng thu nhập.
Có một nghịch lý là sức chứa của dạ dày trẻ em thấp nhưng nhu cầu năng lượng (số calo/số kg) lại cao gấp đôi người lớn. Nhu cầu về các dưỡng chất cũng khác nhau. Trong khi đó, không một thứ thức ăn nào có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng; do đó, phải đa dạng hoá thức ăn. Có những thứ bổ dưỡng thì trẻ chưa tiêu hoá được; có thứ trẻ tiêu hoá được lại thiếu chất bổ dưỡng. Nhiều thức ăn có đậm độ dưỡng tố thấp, phải ăn một số lượng lớn mới đủ nhu cầu mà điều đó lại khó đối với một số trẻ. Nhưng một số trẻ khác có thể thu nạp được hết một lượng thức ăn lớn, đủ lượng dưỡng tố nhưng lại thừa năng lượng. Tình trạng khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu năng lượng, dưỡng tố là vấn đề hết sức nan giải.
Tuy nhiên, cũng không cầncân đo đong đếm chi li như người thợ bạc. Theo nguyên lý sinh tồn, trẻ sẽ ăn theo nhu cầu của cơ thể. Phụ huynh chỉ việc cung cấp đủ, đa dạng hoá thức ăn thì trẻ sẽ đủ dinh dưỡng. Còn ăn như thế nào, ăn bao nhiêu thì tự cơ thể trẻ sẽ quyết định lấy.
Chính vì sự nhiêu khê của việc lựa chọn thức ăn cho trẻ sẽ khiến các bà mẹ mệt mỏi, nhất là khi họ sống trong thời đại luôn thiếu thời gian. Điều này khiến họ sử dụng các sản phẩm đóng hộp cho trẻ. Những thực phẩm này rất tiện lợi, nhưng không rẻ, và về chất lượng thì còn nhiều cái phải bàn. Thứ nhất, thức ăn được chế biến qua công nghiệp hoá không thể là thức ăn tươi; và đã không tươi thì không thể ngon.
Thứ hai, thức ăn đóng hộp phần lớn có hoá chất bảo quản (nếu tiệt trùng bằng tia cực tím sẽ làm biến chất thức ăn). Cơ thể trẻ phải tải một lượng hoá chất chắc chắn không có lợi; còn hại như thế nào, đến lúc chứng minh được thì đã muộn. Để bắt mắt và để nhại thức ăn tươi, đồ hộp thường được nhuộm màu, khiến gan của trẻ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ chúng. Đó là chưa kể những phẩm màu độc hại.
Thứ ba, thức ăn chế biến đã bị thất thoát nhiều chất dinh dưỡng và được bù lại bằng các chất nhân tạo. Ít ai nghĩ rằng cơ thể không phải là một nơi để dung nạp công thức toán học. Nó không đơn giản là thiếu một thì bù một, cẩn thận thì bù hai ba. Cơ thể con người chỉ mới được thiên nhiên “thiết kế” để dung nạp thức ăn từ thiên nhiên. Những thức ăn nhân tạo có được cơ thể con người tiếp nhận giống như thức ăn thiên nhiên không, giống đến bao nhiêu, quá trình chuyển hoá và tiếp nhận có khác không..., những điều này chưa được chứng minh. Mà đã chưa biết thì tốt nhất là đừng mạo hiểm.
Thứ tư, thức ăn sẵn thường được chế biến ở dạng rất mềm, rất dễ ăn, không cần nhai, chỉ cần nuốt! Trẻ không phải nhai nên cơ nhai, cơ hàm, hàm và răng kém phát triển. Thức đi qua miệng quá nhanh nên thiếu cơ hội để được nước bọt nhào trộn và tiêu hoá một phần, giảm gánh nặng cho dạ dày. Dạng chế biến sẵn cũng không đảm bảo được lượng chất xơ cần thiết như thức ăn tươi sống, gây táo bón. Một ví dụ: Trẻ con nhai trái cây tươi vừa có lợi cho răng, cho hàm, cơ hàm, vừa có lợi cho hệ tiêu hoá. Còn nếu uống nước quả thì tuy cũng đủ dưỡng tố và năng lượng nhưng tại tăng nguy cơ sâu răng và hỏng răng. Tại sao? Vì khi nhai trái cây tươi, thức ăn phải nằm lại lâu trong miệng, có đủ thời gian để nước bọt tiết ra, nhào trộn, trung hoà và tiêu huỷ bớt chất acid (một trong những thủ phạm chính bào mòn men răng, tạo điều kiện cho sâu răng). Chất xơ trong trái cây chải sạch những acid bám lại, làm sạch răng tại chỗ. Trong khi đó, nếu uống nước trái cây, tốc độ nước đi qua miệng tính bằng giây, acid từ nước quả sẽ đọng lại, bào mòn men và gây hỏng răng, nếu quá trình uống nước quả tái diễn.
Thứ năm, thức ăn sẵn thường khiến trẻ chán ăn hoặc ăn quá nhiều, dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc béo phì. 
BS Nguyễn Đình Nguyên, Người Lao Động

Saturday, November 22, 2014

12 bác sĩ bị bắt vì khuyến khích nuôi trẻ bằng sữa bột

Source: Admin Nguyen N Dao 

Thật là oan ức, sữa bột là sản phẩm của biết bao bác sĩ và nhà khoa học. Vậy mà đi bắt hết bọn họ là sao?
Ở VN mà bắt hết các bác sĩ khuyến khích nuôi con bằng sữa nhái thì lấy ai đỡ đẻ cho sản phụ, lấy ai tư vấn dinh dưỡng để duy trì kỷ lục lùn nhất châu Á! Tưởng đạt được danh hiệu đó nhanh lắm sao? 10 năm lận đó.
Tỉ lệ ung thư ở VN cao nhất thế giới, ung thư trẻ em cũng đứng nhất thế giới, thật là một chiến tích không nước nào dám qua mặt.
Nói lại cho rõ nghen: Sự lựa chọn nuôi con bằng gì là quyền của người mẹ, mình không chỉ trích sự lựa chọn đó. Mình chỉ muốn bày tỏ quan ngại sâu sắc về những ảnh hưởng đối với sự lựa chọn đó mà thôi.
Những ảnh hưởng đó là:
- Sữa mẹ sau 6 tháng làm gì có chất.
- Sữa mẹ nóng/mát.
- Cho con bú lâu không tốt.
- Hãy cho con uống 3 ly sữa nhái mỗi ngày, đáp ứng 120% năng lượng (suy ra từ câu uống 2 ly đáp ứng 80% năng lượng).
- Nó lại khóc nữa kìa, làm gì có chuyện dung tích dạ dày trẻ sơ sinh chỉ có 5-7ml, dọng vô 30ml sữa nhái để nó ngủ cho ngon.
- Dzú mày như trái nho, làm gì đủ sữa cho con, dzu ai như trái dưa hấu mới đủ sữa cho con.
- Cho con gái bú lâu mai mốt nó dậy thì sớm, cho con trai bú lâu mai mốt nó pê đê.
- Bú mẹ gì mà 10 ngày nay không lên lạng nào, tháng rồi lên có 900 gr ít quá, phải lên 901gr mới được.
Thôi, kể ra chắc tới sáng mai cũng chưa xong. Mình lại tiếp tục nhặt sao biển, vì không có thời gian ngồi chém gió với các thánh có tên chung: NGỘ NHẬN.


Bài báo dưới đây được dịch từ link gốc: http://www.theglobeandmail.com/news/world/doctors-arrested-for-allegedly-taking-bribes-from-baby-formula-makers/article21692817/

Link tiếng Việt: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/12-bac-si-bi-bat-vi-khuyen-khich-nuoi-tre-bang-sua-bot-20141122150301729.htm?mobile=true


12 bác sĩ bị bắt vì khuyến khích nuôi trẻ bằng sữa bột

(NLĐO) – Cảnh sát Ý đã bắt 12 bác sĩ nhi khoa và tạm giam tại gia vì họ nhận quà và các chuyến du lịch sang trọng rồi khuyến khích các bà mẹ mới sinh con mua sữa bột thay vì nuôi con bằng sữa mẹ.


Văn bản từ phía cảnh sát cho biết họ đã tiến hành điều tra “một thực tế phổ biến và lan rộng". Trong đó, bác sĩ nhi khoa nhận hối lộ dưới hình thức quà tặng đắt tiền hoặc các chuyến du lịchđể "chỉ định cho các bà mẹ mới sinh con nên mua sữa bột nuôi con”.
Hai bác sĩ bị tạm giam tại gia trong nhóm trên là trưởng khoa tại các bệnh viện. Số bị quản thúc còn có 5 nhân viên bán hàng của 3 công ty khác nhau và 1 giám đốc điều hành. Cảnh sát không nêu rõ tên. Văn bản nói thêm rằng các nhân viên bán hàng đã liên lạc với các bác sĩ nhi để thúc đẩy họ chỉ định cho các bà mẹ mới sinh mua sữa bột, định hướng sai lệch, đi ngược lại quan điểm khoa học.
Cảnh sát Ý đã tiến hành 26 cuộc điều tra tại bốn khu vực: Tuscany, Lombardy, Marche, Liguira của nước này và sẽ còn tiếp tục điều tra. Đội trưởng Gennaro Riccardi thuộc lực lượng cảnh sát cho biết rằng những người bán hàng sẵn sàng chi những món quà đắt giá cho các bác sĩ làm việc trong hệ thống y tế chính phủ nếu doanh số bán hàng của họ cao. Những món quà gồm: iPhones, máy tính Apple máy điều hòa nhiệt độ và tivi cũng như những chuyến du ngoạn đắt tiền tới Mỹ, Paris, London, Istanbul và các chuyến đi bằng du thuyền ở Địa Trung hải và Bắc Âu.
“Không có từ nào có thể dùng để mô tả mức độ nghiêm trọng của hành động này” – Bộ trưởng y tế của Ý là Beatrice Lorenzin nói. Các bác sĩ đã chống lại quan điểm khoa học đã được thông qua cũng như các chỉ dẫn của Bộ Y tế để định hướng sai về việc nuôi con bằng sữa bột thay sữa mẹ.
M.Khuê (Theo Reuters)



Thursday, November 6, 2014

Link các bài về tác hại sct

(Sưu tầm của Lê Thuỷ Tiên)

Sự thật về sữa bột ở Việt Nam mà các mẹ chưa biết (P1):
http://meonuoicon.com/su-that-ve-sua-bot-o-viet-nam-ma-cac-…
Sự thật về sữa bột ở Việt Nam mà các mẹ chưa biết (P2):
http://meonuoicon.com/su-that-ve-sua-bot-o-viet-nam-ma-cac-…
Đưa sữa mẹ và sữa công thức lên “bàn cân”:
http://meonuoicon.com/dua-sua-me-va-sua-cong-thuc-len-ban-c…
Sữa bột kém cả sữa bò thông thường?:
http://meonuoicon.com/sua-bot-kem-ca-sua-bo-thong-thuong-49…
Sữa công thức tiện cho mẹ, thiệt cho bé:
http://m.baomoi.com/…/Sua-cong-thuc-tien-cho-m…/13974793.epi
Sữa công thức gây viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh:
http://bauxinh.com/…/sua-cong-thuc-gay-viem-ruot-hoai-tu-o…/
Sữa bột công thức có mang lại hiệu quả vượt trội như quảng cáo?:
http://camnangmangthai.net/sua-bot-cong-thuc-co-mang-lai-h…/
Tác hại của việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước:
http://camnangmangthai.net/tac-hai-cua-viec-cho-tre-duoi-6…/
Melamine: ứng dụng và tác hại:
http://voer.edu.vn/m/melamine-ung-dung-va-tac-hai/03ed83e3
UPDATED (27/09/14)
Sữa công thức gây bệnh chết người ở trẻ sinh non:
http://m.vtc.vn/…/sua-cong-thuc-gay-benh-chet-nguoi-o-tre-s…
Sữa mẹ chứa trên 100 thành phần mà sữa hộp không thể có:
http://m.vtc.vn/…/sua-me-chua-tren-100-thanh-phan-ma-sua-ho…
Sữa Nestle NAN HA Gold gây dị ứng nặng cho trẻ (k phải cứ sữa ngoại với sữa "đắt tiền" là tốt đâu nhé cm):
http://m.vtc.vn/…/sua-nestle-nan-ha-gold-gay-di-ung-nang-ch…
UPDATED (01/10/14)
Hoảng hồn sữa có thuốc tránh thai:
http://m.vietbao.vn/…/Hoang-hon-sua-co-thuo…/2131727402/524/
Những sự cố ‘bóc mẽ’ sữa ngoại bẩn và lừa đảo:
http://m.cafef.vn/…/nhung-su-co-boc-me-sua-ngoai-ban-va-lua…
Vi khuẩn C. botulinum trong sữa có thể gây tử vong:
http://m.cafef.vn/…/vi-khuan-c-botulinum-trong-sua-co-the-g…
Thêm 2 lô sữa nhiễm khuẩn ngộ độc thần kinh, liệt cơ:
http://m.baodatviet.vn/…/them-2-lo-sua-nhiem-khuan-ngo-doc…/
UPDATED (03/10/14)
Hàng trăm trẻ em tử vong vì sữa bột giả Trung Quốc: http://kinhdoanhnet.vn/…/hang-tram-tre-em-tu-vong-vi-sua-bo…

Tuesday, October 28, 2014

Đừng vội vàng cai sữa cho con mẹ nhé!


Các Mẹ Sữa có biết trong lịch sử loài người thì việc cho con bú tới 3, 4 tuổi là điều hoàn toàn bình thường? Trong xã hội hiện đại, chúng ta càng ngày càng rút ngắn khoảng thời gian đó, xuống còn 2, hay 1 năm, hay thậm chí là 6 tháng hoặc ngắn hơn. Nhưng vẫn còn nhiều nơi trên thế giới các bà mẹ vẫn duy trì cho con bú mẹ kéo dài bởi vì đó là truyền thống của họ, hay bởi họ hiểu được giá trị của sữa mẹ đối với bé.

Hãy suy nghĩ mà xem, phải có lí do chính đáng và được chứng minh một cách chặt chẽ, thì Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF mới khuyến cáo rộng rãi trên khắp thế giới rằng các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Không phải 1, không phải 1,5 năm,mà là ít nhất 2 năm.

Nhiều gia đình đặt ra câu hỏi tại sao cần phải cho con bú lâu như vậy. Vì việc tiếp tục cho con bú kéo dài mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và tâm lý của mẹ và con. Nhưng trong xã hội hiện đại, với sự xuất hiện của sữa công thức, nhiều người cho rằng sữa mẹ sau 6 tháng đâu còn chất gì. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm. Hay họ cho rằng sau 6 tháng bé phải bắt đầu ăn dặm đồng nghĩa với sữa mẹ mất chất? Bất kì ai, kể cả bác sĩ nhi khoa mà phát biểu điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn không hiểu biết gì về Sữa mẹ và sự phát triển của trẻ cả. Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác phù hợp với nhu cầu của bé. Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cùng nhìn vào các chỉ số mà Sữa mẹ cung cấp cho bé trong năm thứ 2 (12-23 tháng),trong mỗi 448ml Sữa mẹ ước tính có:

29% nguồn năng lượng cần thiết
43% lượng protein cần thiết
36% lượng canxi cần thiết
75% lượng vitamin A cần thiết
76% lượng folate cần thiết
94% lượng vitamin B12 cần thiết
60% lượng vitamin C cần thiết

Đây là con số ước tính mà Sữa mẹ cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của bé hàng ngày. Và thực phẩm bé ăn vào sẽ cung cấp đầy đủ cho những tỉ lệ phần trăm còn lại. Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào dinh dưỡng, cân đo đong đếm từng gram thực phẩm để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo nhất, nhưng lại quên đi một yếu tố trong Sữa Mẹ mà không bất cứ loại thực phẩm hay thuốc nào có thể cung cấp được: Kháng thể sống. Thực tế là một số loại kháng thể trong Sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn trong năm đầu đời. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì bé càng lớn thì sẽ càng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bệnh tật hơn là những em bé dưới 1 tuổi. Sữa mẹ có những chất tăng trưởng đặc biệt để giúp hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ, và song song với việc hoàn thiện sự phát triển của não, hệ tiêu hoá, các cơ quan nội tạng. Người ta chứng minh được rằng những em bé đi học mẫu giáo mà vẫn được bú sữa mẹ thì không bị ốm nặng và nhiều như những bé không được bú sữa mẹ. Điều đó có nghĩa là mẹ không phải nghỉ làm nhiều để chăm sóc con ốm nếu như mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị bệnh mà đa phần người ta vẫn coi thường vai trò đó và nghĩ rằng có thể tăng sức đề kháng cho con bằng sữa non của bò, hay các loại thuốc bổ đắt tiền. Hãy lấy một ví dụ rất đơn giản, một đứa trẻ 20 tháng tuổi bị ốm và từ chối không muốn ăn bất cứ thứ gì, bé chỉ muốn bú mẹ ngày đêm. Như vậy bé vẫn nhận được một lượng dinh dưỡng đáng kể, dễ hấp thu với cơ thể mệt mỏi của bé, được cung cấp kháng thể để mau khỏi bệnh và đặc biệt là được làm điều mà bé ưa thích đó là ôm mẹ và ti mẹ.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi cai sữa của con người nằm trong khoảng từ 2 đến 7 năm. Các bác sĩ nhi khoa cần được bổ sung kiến thức về những lợi ích khi trẻ bú mẹ kéo dài, bao gồm cả những lợi ích về mặt sức khoẻ, đề kháng, lợi ích về mặt tâm lý và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo an toàn trong các trường hợp thiên tai và khẩn cấp,khi mà các thực phẩm hay nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Bà mẹ cho con bú kéo dài cũng nhận được nhiều lợi ích cho bản thân, ví dụ như giảm nguy cơung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay tim mạch.

Hãy nhìn vào xã hội xung quanh ta, và các mẹ sẽ thấy được rất nhiều người hay nói những lời lẽ không tốt đẹp về Sữa Mẹ. Họ sử dụng những lí do không mấy thiện cảm, những truyền thuyết để đả kích sữa mẹ, khiến cho các Mẹ Sữa hoang mang lo lắng. Hãy góp phần dập tan những quan niệm cổ hủ đó, sữa mẹ không mất chất, sữa mẹ không nóng không mát, không đặc không loãng. Cơ thể của người mẹ chắt chiu dành dụm những gì tinh tuý nhất cho con thông qua hai bầu vú. Dù là người mẹ nghèo đói ở Châu Phi, hay người mẹ giàu sang nhung lụa giữa New York, thì chất lượng sữa mẹ vẫn là đúng chuẩn nhất, phù hợp nhất đối với con, những thứ gì không phải Sữa mẹ là lệch chuẩn so với nhu cầu của loài người.

Bây giờ hãy bàn về một “truyền thuyết” mà nhiều mẹ thắc mắc, cho con bú lâu quá con bện hơi mẹ, con bám mẹ thì sao? Tôi muốn con tôi trở thành một đứa trẻ tự lập, và cho con bú mẹ kéo dài chính là một trong những chìa khoá để giúp đứa trẻ trở nên tự lập hơn. Bạn có tin không? Sự thật đấy. Một đứa trẻ được bú mẹ kéo dài cho đến khi bé tự cai sữa (thường từ 2 đến 4 năm) thường được nhận định là có tính tự lập cao hơn, và quan trọng hơn là bé tự tin hơn vào chính bản thân mình. Trong những năm đầu đời bé nhận được sự ấm áp, ko băn khoăn lo lắng, tìm thấy sự che chở từ hai bầu vúmẹ, cho đến khi bé tự đấu tranh tư tưởng và sẵn sàng tự cai sữa. Và khi bé tới được bước tiến đó, bé biết rằng bản thân mình đã đạt được một điều thật lớn lao, bé biết ngẩng cao đầu tự tin rằng bé có thể tiến xa hơn nữa. Đó là một dấu ấn quan trọng mà bé sẽ tự hào. Nhiều khi người lớn chúng ta lại ép các bé trở nên tự lập quá sớm. Phải ngủ riêng từ quá sớm, phải cai sữa từ quá sớm, phải tựlàm mọi việc bố mẹ không giúp đỡ từ quá sớm. Đừng ép bé, hãy để bé tự trải nghiệm và bé sẽ dần dần tự lập được. Bạn vội vàng điều gì? Hãy trân trọng những giây phút được ôm con vào lòng và cho con bú, bởi vì những giây phút đó chỉ tồn tại trong vài năm đầu đời, và suốt quãng đời còn lại bạn sẽ nhớ lắm cái cảm giác được gần gũi với con như vậy.

Hãy bỏ qua các định kiến của xã hội, nhìn vào lịch sử nhân loại và tự tin rằng cho con bú kéo dài mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và con mà sau này bạn sẽ rất trân trọng. Đừng vội vàng cai sữa cho con mẹ nhé!


Nguồn:

Wednesday, August 27, 2014

CHO BÉ LỚN TIẾP TỤC BÚ KHI MANG THAI VÀ TIẾP TỤC SAU KHI SINH




Nguồn: https://www.facebook.com/BeTiBuTi

Bài gốc: https://www.breastfeeding.asn.au/bf-info/breastfeeding-through-pregnancy-and-beyond
Bởi: Bronwyn Warner, cố vấn của Hiệp Hội Nuôi con Sữa mẹ Úc - ABA

Vậy là bạn đang mang thai và vẫn tiếp tục cho bé lớn bú mẹ. Bạn không biết có thể nên tiếp tục cho bé lớn bú khi mới cấn thai và tiếp tục sau đó nữa hay không. Có lẽ có người khuyên bạn phải cai sữa cho bé lớn đi. Hoặc cũng có thể bạn đã biết có người cho con bú suốt khi mang thai và tự hỏi như thế nào là đúng.

Mang thai lần hai hoặc sau đó là thời gian đặc biệt. Bạn có thể cảm thấy tự tin hơn trong vai trò làm mẹ. Cơ thể của bạn đã trải qua trọn vẹn chu kỳ sinh con và tiếp tục nuôi dưỡng em bé, hoàn thành vai trò sinh sản tự nhiên. Bạn cũng có thể là sợ hãi - làm thế nào bạn có thể yêu một đứa trẻ khác nữa khi bạn đang rất yêu bé đầu tiên? Hoặc có lẽ bạn đang lo lắng về nhu cầu vật chất của việc có thai và sau đó là việc chăm sóc cả hai bé. Hiệp hội Nuôi con Sữa mẹ Úc sử dụng thuật ngữ 'nuôi song song' để mô tả cho con bú cùng một lúc cả bé lớn và bé nhỏ, mà không phải là anh em sinh đôi. Những đứa trẻ có thể bú cùng lúc hoặc lúc bé này bú lúc bé khác bú.

Khi em bé lớn hơn phát triển vào tuổi chập chững và sau đó nữa, sữa của bạn luôn luôn là bổ dưỡng và là thức ăn trẻ em của bạn tốt nhất. Ngay cả khi bé không còn bú mẹ nhiều cữ nữa, bé cũng nhận được lợi ích miễn dịch quý giá. Đôi khi mẹ, và con, thích cai sữa dần dần trong quá trình mang thai, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn muốn tiếp tục, đặc biệt là nếu em bé lớn vẫn còn quá nhỏ hoặc lần mang thai sau "vỡ kế hoạch". Tiếp tục cho con bú cũng có nghĩa là có thêm thời gian để nghỉ ngơi trong ngày, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Cơ thể của mỗi phụ nữ cũng có khác nhau. Có người có thể thụ thai ngay cả khi họ đang cho con bú. Một vài người cơ thể kích hoạt rụng trứng ngay khi con bú bổ sung ngoài bú mẹ trực tiếp hoặc bắt đầu ăn dặm. Một số người khác chỉ cần cách cữ bú mẹ hơn 4 giờ hoặc em bé ngủ qua đêm, cũng bắt đầu rụng trứng trở lại.

Đứa bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì chăng?

Bạn có thể lo ngại về sự sống của thai nhi, nếu mẹ tiếp tục cho bé lớn bú. Đối với một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử sẩy thai hoặc doạ sinh non trước 20 tuần đầu, không có bằng chứng cho thấy con bé lớn bú mẹ gây tổn hại cho thai nhi. Nếu bạn bị sẩy thai, thì không phải là vì việc bạn tiếp tục cho bé lớn bú đâu!

Đôi khi bạn có thể tưởng rằng cho bé lớn bú, lấy mất chất cần cho sự ptr tốt của thai nhi. Thực tế là thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết, và thậm có thể khỏe mạnh hơn bình thường, vì bạn có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian mang thai này. Những lo lắng có thể là trẻ sơ sinh của bạn có thể bị bé lớn "tước mất" sữa non. Một số bà mẹ cố ý cho bé lớn bú riêng một bên vú khi cuối thai kỳ, nhưng sữa non luôn xuất hiện trở lại một cách tự động khi gần sinh mà không cần bà mẹ phải cố ý làm bất cứ điều gì.

Cơ thể của bạn có thể bắt đầu tạo sữa non trong thời kỳ mang thai theo cách riêng, hoặc xảy ra nếu bé lớn đã ngừng bú một thời gian. Mùi vị của sữa non có thể khiến bé tự muốn cai sữa, ít nhất là tạm thời, vì nó là mặn hơn sữa già. Có bé vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường và không phiền vì sự thay đổi mùi này. Hãy nhớ rằng sữa non là thuốc nhuận tràng tự nhiên (để giúp trẻ sơ sinh thải phân su), do đó phân của bé lớn bú sữa non này có thể trở nên lỏng hơn nhiều. Hình thức phân thay đổi như thế không phải là bệnh và không có hại cho bé cả.

Như bạn thường được khuyên nên điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn để cho phép nhu cầu dinh dưỡng bổ sung trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, rõ ràng, điều quan trọng là làm như vậy trong khi làm cả hai. Có rất ít nghiên cứu về các yêu cầu của một người mẹ cho con bú song song, nhưng chúng tôi hiểu rằng cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh sự trao đổi chất vì vậy chúng tôi không cần phải tiêu thụ một lượng lớn thêm vitamin và khoáng chất - tập sách Hiệp hội NCSM Úc Chăm sóc Bản thân có hướng dẫn cách dinh dưỡng ăn lành mạnh.

Tôi sẽ cảm thấy như thế nào?

Có tác dụng phụ có thể khác nhau khi cho bé lớn hơn bú trong thai kỳ. Một số bà mẹ chia sẻ họ ốm nghén nặng hơn, có thể là do tăng nội tiết tố trong cơ thể, đói, khát hoặc mệt mỏi, trong số biểu hiện khác. Bạn có thể bị đau ở núm vú, là kết quả của thay đổi nội tiết tố khi mang thai, mà đối với một số bà mẹ có thể đau không chịu được. Cảm giác đau này có thể kéo dài suốt quý đầu hoặc lâu hơn, mà cũng có người không bị đau gì cả. Chú ý tư thế bú và khớp ngậm có thể làm giảm sự khó chịu - bạn có thể chọn tư thế bú nằm. Các bà mẹ khác, bất chấp trải nghiệm đau đớn, bởi vì lợi ích của việc con được tiếp tục bú mẹ vượt quá nổi đau. Hầu hết các bà mẹ đê ý thấy rằng hiện tượng đau núm vú này hoàn toàn biến mất khi sinh. Một số bà mẹ báo cáo rằng việc đầu ti bị mềm trong thai kỳ là có ích vì giúp giảm thiểu các vấn đề tổn thương đầu ti sau khi sinh.

Con tôi sẽ cảm thấy như thế nào?

Trong khi bạn có thể cảm thấy tích cực về nuôi hai đứa con - đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tình cảm của cả hai - Bé lớn sẽ cảm thấy như thế nào? Nhiều bé lớn có sự gắn bó anh chị đặc biệt với em bé, vì cả hai đều chia sẻ một điều rất đặc biệt và quan trọng. Việc cả hai cùng bú mẹ có thể giúp giảm bớt bất kỳ cảm giác ghen tị và hơnf giận, vì bé không bị bỏ rơi. Quan trọng hơn nữa là, bé vẫn có thể có được điều quan trọng nhất với bé - đc bú mẹ.

Nguồn sữa của tôi?

Nếu em bé của bạn đang được chín tháng tuổi, bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và cho con bú theo nhu cầu, bạn có thể thấy nguồn sữa của mình luôn được duy trì. Sữa mẹ vẫn là một phần chính trong chế độ dinh dưỡng của bé. Nếu bạn cảm thấy bé không có đủ sữa mẹ, bạn có thể gặp bác sĩ. Một số bà mẹ thấy nguồn sữa của mình bị giảm vì tác động của các hocmon trong thai kỳ.

Cai sữa hay không cai sữa?

Nếu bạn chọn để cai sữa em bé của bạn dưới 12 tháng tuổi, bạn nên gặp cố vấn y tế về sự thay thế thích hợp. Một em bé lớn có thể uống các chất lỏng khác bằng cốc, tránh phải bú bình. Nếu con của bạn là đủ lớn, bạn có thể giải thích rằng bạn đang cảm thấy bị bệnh hoặc núm vú của bạn bị sưng. Bạn có thể kéo giãn các cữ bú, hoặc con của bạn có thể bú cữ ngắn hơn. Xem tài liệu Cai Sữa của ABA.

Nếu con hoặc con bạn lựa chọn để cai sữa khi mang thai, thường bạn có thế cảm thấy tội lỗi - 'Tôi đã cai sữa con quá nhanh này?' hoặc đau buồn khi đã cai sữa hẳn. Việc này có thể tập trung vào các em bé mới và các mối quan hệ với bé. Một số bà mẹ cho biết bé đã cai sữa lại có thể quay lại bú mẹ sau khi mẹ sinh em.

Bé có thể chưa sẳn sàng để cai sữa, không phải lo lắng đâu. Bạn cứ theo sức của mình mà liệu. Có thể thử cai sữa dần hoăc bú ngắn hơn, hoặc có thể không cai gì cả.

Lý do nuôi song song?

Bạn có thể đã đọc ở đâu đó hoặc nghe nói "người mẹ cho trẻ lớn hơn bú chỉ vì lợi ích riêng của bà mẹ." Tất nhiên, điều này là không đúng sự thật (ngoại trừ có lẽ trong một ý nghĩa tinh thần và sức khỏe). Nuôi con song song và cho bé lớn hơn bú là một trải nghiệm tuyệt vời. Ít có hình ảnh nào khiến bạn thoải mãn hơn là thấy các con mình nắm tay nhau trong khi cùng bú mẹ với nhau. Tập sách của Hiệp hội NCSM Úc "Cho con bú khi Mang thai và sau đó" và sách "Cho bé tuổi chập chững bú mẹ" của Norma Jane Bumgarner là những nguồn thông tin tốt, giúp đọng viên và hỗ trợ cho bạn.

Có thiết thực không?

Bạn có thể cho cả hai bé bú cùng một lúc, hoặc một bé bú trước một bé bú sau, hoặc vào những thời điểm hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể thấy rằng bé lớn muốn bú liên tục, đặc biệt là khi sữa của bạn về, và bạn có một nguồn sữa dồi dào. Bạn có thể được hạnh phúc để đáp ứng nhu cầu này, ít nhất là lúc đầu, trong khi các bà mẹ khác có thể muốn hạn chế số cữ bú của bé lớn hơn. Chỉ có bạn mới có thể quyết định bạn nên thế nào. Bạn có thể thử cho bú ngồi, có gối đỡ, hoặc bú nằm. Có rất nhiều tư thế để "nuôi song song".

Bởi vì bạn đang sản xuất sữa nhiều hơn người mẹ cho bú chỉ 1 bé, bạn có thể thấy bé nhỏ gặp trở ngại vì phản xạ xuống sữa của bạn. Bạn có thể thay đổi cách cho bú. Có lẽ bạn cho bé lớn bú và kích thích suống sữa, sau đó mới cho bé nhỏ bú bên đó. Tập sách của ABA "Cho con bú khi Mang thai và sau đó" có nhiều gợi ý giúp hỗ trợ cho "nuôi song song", cũng như nhiều cân nhắc khác không được đề cập trong bài viết này.

Chúng tôi đề nghị bạn gặp cố vấn y tế của bạn về cho con bú mang thai và sau đó. Hiệp hội cho con bú Úc đã đào tạo nhân viên tư vấn có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ bạn trong quyết định của bạn.

Tài liệu tham khảo:

Ishii H 2009, Does breastfeeding induce spontaneous abortion? J. Obstet. Gynaecol 45(5): 864-868.
Moscone SR, Moore MJ 1993, Breastfeeding during pregnancy. J Hum Lact 9(2):83-88.
Marquis GS, Penny ME, Diaz JM, Marin RM 2002, Postpartum consequences of an overlap of breastfeeding and pregnancy: reduced breast milk intake and growth during early infancy. Pediatrics 109(4):e56-e56.