Friday, May 31, 2013

Đôi lời về dự án Alive and Thrive

Các mẹ thân mến,

Nếu các mẹ để ý trên tv có 1 quảng cáo về sữa mẹ (duy nhất 1 trong số vô vàn quảng cáo sữa công thức), đó là quảng cáo có mấy em bé dễ thương nằm nói chuyện với nhau về sữa mẹ là tốt nhất và con không cần uống nước trước 6 tháng đâu... Quảng cáo này được làm bởi tổ chức "Mặt trời bé thơ" do dự án Alive and Thrive của Bill and Melinda Gates tài trợ.
Vậy Alive and Thrive là ai, vì sao họ lại chọn Việt nam để làm dự án này, các mẹ dành chút thời gian tìm hiểu nhé.

Alive & Thrive là một chương trình kéo dài 6 năm (từ 2009-2014) để cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng cách nâng cao tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn và cải thiện tập quán ăn dặm. A&T vươn tới hơn 16 triệu trẻ em dưới 2 tuổi ở Bangladesh, Ethiopia và Việt Nam.

Dự án này muốn nâng cao con số trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu lên 1.5 triệu bé và cải thiện cách cho ăn và dinh dưỡng ăn dặm. Điều này có thể cứu sống hơn 300,000 em và bảo vệ hơn 700,000 khỏi tình trạng chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng. Những con số này dựa trên những bằng chứng xác thực, chứng minh rằng việc cải thiện dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn và giảm tiêu chảy và các bệnh về đường hô hấp.

Học hỏi và sáng tạo. A&T len lỏi vào các gia đình, cộng đồng, cơ sở y tế và thiết bị truyền thông. A&T sẽ xác định rõ những chiến lược để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có thể sử dụng những chiến lược này ở khắp nơi trên thế giới. Với mục tiêu và học hỏi và sáng tạo, A&T sẽ tìm ra những đối tác mới và cách làm thế nào để hỗ trợ các gia đình và cộng đồng để họ có thể dành những gì tốt nhất cho trẻ em.

Về kết quả ngay tức thì và lâu dài: bằng việc hỗ trợ các bà mẹ và gia đình bằng những phương pháp có hiệu quả và tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể ngăn chặn việc trẻ sơ sinh bị chết và cải thiện đời sống của gia dình và cộng đồng trong tương lai.

Mục tiêu: Từ 3 quốc gia được chọn tham gia dự án, sẽ tạo ra những mô hình kiểu mẫu để áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Ghi chép tính toán để nghiên cứu..... tài trợ các chương trình tuyên truyền...

-----------------------------------------------------

Mình cũng xin trích đoạn từ trang web của Mặt trời bé thơ lí do vì sao Vn "bị" chọn để thực hiện dự án này:

Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong thập kỷ qua, tuy nhiên tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn tồn tại. Hiện nay, cứ ba trẻ dưới năm tuổi thì một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Kết quả điều tra dinh dưỡng do Alive & Thrive thực hiện năm 2009 ở một số tỉnh chỉ ra rằng mặc dù phần lớn các bà mẹ cho con bú nhưng trung bình chỉ có 55% bà mẹ cho con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh và chỉ 10% trẻ dưới sáu tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn. Chế độ dinh dưỡng bổ sung không hợp lý, trẻ được cho ăn dặm quá sớm và thường không đủ dinh dưỡng.

Trong khi con số trẻ được bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng ở các nước châu âu là 80% thì ở VN con số này chỉ là 10%?

Cải thiện chế độ nuôi con bằng sữa mẹ và dinh dưỡng bổ sung đòi hỏi phải giải quyết một số thách thức khá lớn tại Việt Nam, bao gồm:
• Nhận thức của bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, nhân viên y tế và cộng đồng nói chung rằng phụ nữ Việt Nam không có đủ sữa để cho trẻ bú sớm và bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
• Cho trẻ ăn dặm sớm nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
• Quảng bá tràn lan và sự sẵn có của sữa bột.
• Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và cơ quan làm việc.
• Nhân viên y tế thiếu cam kết và kỹ năng khuyến khích, hỗ trợ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.


Nói tóm tắt lại thì dự án này muốn nâng tỉ lệ các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu lên cao hơn, và hướng dẫn cách ăn dặm cho đúng. Là 1 người mẹ có con nhỏ, mình thấy điều này vô cùng cần thiết, và mình nhìn thấy được mồ hôi công sức của những người thực hiện dự án được đền đáp. Nhưng con số 10% kia chưa tăng nhiều, sữa mẹ vẫn gặp nhiều định kiến, sữa bột lên ngôi len lỏi vào khắp các ngõ ngách cộng đồng và cơ sở y tế, trường học, không biết đến bao giờ Việt Nam mới có được tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là 50%? Không cần bằng các nước châu âu, hay nói gần hơn là nước bạn Campuchia nơi có tỉ lệ là 65.9% (nguồn http://www.tradingeconomics.com/cambodia/exclusive-breastfeeding-percent-of-children-under-6-months-wb-data.html)

Tuesday, May 28, 2013

Con bạn có cần bổ sung vitamin D không?

Bài viết gốc: http://kellymom.com/nutrition/vitamins/vitamin-d/
Dịch: Minh Nga Nguyễn

Con bạn có cần bổ sung vitamin D không?

Viện nghiên cứu nhi khoa Mỹ và Hiệp hội nhi khoa canada khuyến khích bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để đảm bảo rằng một lượng nhỏ những trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ mà bị thiếu thì sẽ không thiếu nữa.

Em bé của bạn có bị thiếu vitamin D không?

Trước hết xin được nói rằng trẻ em hiếm khi cần được bổ sung vitamin D. Những trẻ cần bổ sung loại vitamin này là do thiếu ánh nắng mặt trời. Những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bú mẹ bị thiếu vitamin là:

- Trẻ rất ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ví dụ như nếu bạn sinh sống của vùng bắc bán cầu, hay sống ở một thành phố với nhiều toà nhà cao tầng và không khí ô nhiễm cản trở ánh nắng, nếu con bạn luôn luôn được che đậy kín và hạn chế ra nắng, nếu con bạn ở trong nhà suốt ngày, hoặc nếu con bạn được sử dụng kem chống nắng có SPF cao.
- Mẹ và bé nếu có nước da sẫm màu thì cần tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn để có thể sản sinh ra đủ lượng vitamin D. Xin nhắc lại rằng đây là việc không tiếp xúc đủ với ánh nắng – nước da càng sẫm màu thì càng cần tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Không có tài liệu nào chỉ ra chính xác lượng ánh nắng cần thiết cho da sẫm màu.
- Nếu mẹ bị thiếu vitamin D – có một số bằng chứng chỉ ra rằng vào những năm gần đây sự thiếu hụt vitamin D ngày càng gia tăng ở những nước phương Tây. Lượng vitamin D trong sữa mẹ phụ thuộc vào lượng vitamin D trong cơ thể mẹ. Nếu em bé tiếp xúc với đủ ánh sáng mặt trời, thì sự thiếu vitamin D trong sữa mẹ hầu như ko ảnh hưởng đến con. Tuy nhiên, nếu cơ thể em bé ko sản sinh đủ vitamin D từ việc hấp thụ từ ánh nắng, thì trong sữa mẹ phải có lượng vitamin D cao hơn để cung cấp cho bé. Nếu mẹ ít ra nắng và không dung nạp đủ vitamin D qua thực phẩm và thuốc, thì người mẹ đó bị thiếu vitamin D.

Bổ sung vitamin D thường được bác sĩ khuyên dùng, nhất là ở Canada và những vùng quanh năm thiếu ánh nắng mặt trời. Nếu bạn không ra nắng nhiều, thì nên nghĩ tới việc uống bổ sung vitamin D. Một nghiên cứu năm 2002 của Hiệp hội nhi canada chỉ ra 20 trường hợp còi xương sau 6 tháng nghiên cứu. Nghiên cứu này chỉ ra rằng:

Những trẻ có nước da tối/sẫm màu, bú mẹ và ko được bổ sung vitamin D có nguy cơ mắc bệnh. Ở những nhóm người tham gia nghiên cứu, người mẹ thường che đậy kín, không được kê đơn dùng vitamin D sau khi sinh, và không thường xuyên uống sữa tươi (sữa tươi ở các nước này thường được bổ sung thêm vitamin D trong sữa)... Một nhóm người ở canada đặc biệt có nguy cơ bị còi xương, bao gồm những người da màu, trẻ bú mẹ mà người mẹ thì có chế độ ăn uống ít vitamin D và không ra nắng.

Per [Hamosh 1991, p.156],

Tóm lại là trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ phát triển xương bình thường nếu nếu lượng vitamin D từ mẹ đầy đủ và đứa trẻ thường xuyên được tiếp xúc với ánh nắng. Nếu trẻ hoặc mẹ không thường xuyên ra nắng, hoặc người mẹ không bổ sung đủ vitamin D, thì việc bổ sung cho trẻ sẽ được cân nhắc.

Tổ chức Y tế thế giới có tài liệu ghi rằng [Butte 2002, p.29]

Tuy rằng không có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng trẻ bú mẹ thường nhận ít vitamin D hơn lượng yêu cầu, hầu hết các nghiên cứu đầu không tìm ra được sự còi xương của trẻ dưới 6 tháng... Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc đa số là bú mẹ trong 6 tháng và hơn thế nữa có thể có nguy cơ bị còi xương nếu người mẹ cũng bị thiếu vitamin D, và đứa trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng hay được bổ sung vitamin D.
Nếu bạn lo lắng về việc con mình có nên uống bổ sung vitamin D hay không và không muốn bổ sung nếu không cần thiết – thì chỉ cần 1 xét nghiệm máu sẽ cho kết quả hàm lượng vitamin D trong cơ thể con.


Bổ sung bao nhiêu thì đủ:

Ở Mỹ, lượng vitamin D uống bổ sung cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (bao gồm cả vị thành niên) là 400 IU (10 micrograms) mỗi ngày. Lượng uống cho bà mẹ đang cho con bú là 20 IU (5 micrograms) mỗi ngày, tương tự cho người trên 50 tuổi. Nhiều người có ý kiến cho rằng hàm lượng này quá ít so với ngươi lớn, dựa trên một nghiên cứu mới đây về vitamin D năm 2008 của AAP (viện nhi khoa mỹ). “Các bằng chứng mới chỉ ra rằng vitamin D có vai trò hỗ trợ cho sức đề kháng và phòng chống bệnh đái tháo đường và ung thư”.

Trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng không nên uống quá 1000 IU mỗi ngày. Người từ 1-50 tuổi không nên uống quá 2000 IU mỗi ngày.

Lượng vitamin D trong sữa mẹ là rất nhỏ: 20-136 IU/lít [theo Hamosh 1991, Good Mojab 2002] ỏ những người mẹ không bị thiếu vitamin D. Tuy nghiên, vitamin D trong sữa mẹ lại ở dạng rất dễ hấp thụ cho trẻ do vậy mà phù hợp với trẻ em khi được kết hợp với tắm nắng.

Tắm nắng bao nhiêu là đủ:
Cách tốt nhất để hấp thụ vitamin D, theo cách mà cơ thể chúng ta được tạo hoá thiết kế như vậy, là bằng việc tiếp xúc với nắng. Chỉ đơn giản là đi ra ngoài thường xuyên sẽ giúp cho bạn và bé hấp thụ đủ vitamin D. (Nhưng phải lưu ý về việc cháy nắng và nguy cơ ung thư da cao nếu ở dưới nắng quá lâu).

Theo như một bài viết của WHO (tổ chức Y tế thế giới) viết bởi James Akre:

.
...đến nay thì người ta đã hiểu rằng một phương pháp để hấp thụ vitamin D nữa, ngoài phương pháp hấp thụ qua đường ruột mà nhiều khi dẫn đến bị ngộ độc nếu hàm lượng quá cao. Làn da chính là một cơ quan được thiết kế để sản sinh vitamin D với hàm lượng cao và ngăn chặn được sự hấp thụ quá nhiều vào cơ thể.

Theo Cynthia Good Mojab, MS, IBCLC (người được cấp bằng chứng nhận quốc tế về tư vấn sữa mẹ), RLC viết trong bài về “Những câu hỏi thường gặp về vitamin D, ánh nắng và sữa mẹ

Lượng tiếp xúc với ánh nắng để phòng tránh thiếu vitamin D phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như màu da, kinh độ vĩ độ, mức độ tiếp xúc trên bề mặt da, mùa, thời gian, độ ô nhiễm của không khí, mức độ sử dụng kem chống nắng, thời tiết, nồng độ vitamin trong cơ thể người mẹ đang cho con bú, và lượng vitamin D dự trữ trong cơ thể trẻ....

WHO [Butte, 2002, p.27] ghi rằng “02 tiếng là thời gian tối thiếu cần thiết mỗi tuần nếu trẻ tiếp xúc với ánh nắng chỉ ở trên mặt, hoặc 30 phút nếu chân tay được tiếp xúc với nắng.” Hướng dẫn này dành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi sinh sống ở Canada. Trẻ có nước da sẫm màu hơn cần nhiều thời gian ở ngoài ánh nắng hơn (gấp 3-6 lần) để sản sinh được lượng vitamin D cần thiết.

Không cần phải ra nắng hàng ngày, bởi vì cơ thể dự trữ vitamin D cho sau này. Theo [Good Mojab 2003] “nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể trẻ dự trữ vitamin D trong vài tháng để ngăn chặn nguy cơ bi thiếu hụt nếu như trẻ đc tắm nắng mùa hè một vài giờ”




Nguồn thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D được tìm thấy ở những thực phẩm đã được bổ sung vitamin D ví dụ như sữa tươi, ngũ cốc hay bơ thực vật. Có một số loại nước cam cũng đc bổ sung vitamin D (lượng giống như ở sữa tươi). Vitamin D còn được tìm thấy trong tự nhiên ở một số thực phẩm như cá và dầu cá (cá hồi, mackeral, sardines, herring, dầu gan cá), gan và lòng đỏ trứng.




Có thể bổ sung cho mẹ thay vì cho con được không?

Trong thời gian mang thai: Nguồn vitamin D chính cho em bé, nếu ko tính ánh nắng, là lượng dự trữ trong cơ thể bé trước khi sinh. [Hamosh 1991, p.155], một số nghiên cứu “có khuyến cáo rằng trẻ mới sinh từ người mẹ có đủ vitamin D phụ thuộc nhiều vào việc bổ sung vitamin D qua thực phẩm, thuốc và tiếp xúc với ánh nắng.” Bởi vì lượng vitamin D của mẹ trong quá trình mang thai ảnh hưởng trực tiếp tới lượng dự trữ trong cơ thể con khi sinh và trong 2-3 tháng đầu đời, người mẹ nên chú ý bổ sung vitamin D trong quá trình mang thai. Có thể làm xét nghiệm máu để xác định xem người mẹ có bị thiếu vitamin D không. Lượng dự trữ vitamin D trong cơ thể trẻ có đủ cho 3 tháng nếu trẻ rất ít tiếp xúc với nắng, nhưng sẽ dự trữ được lâu hơn nếu trẻ được ra nắng.

Trong thời gian cho con bú: Cho mẹ uống bổ sung vitamin D và/hoặc tắm nắng sẽ tăng lượng vitamin D trong sữa mẹ. Miễn là người mẹ không bị thiếu vitamin D thì lượng vitamin D trong sữa mẹ sẽ ổn định. Tuy nghiên, trẻ em được “thiết kế” để chỉ hấp thụ một lượng nhỏ từ sữa mẹ, và số còn lại từ ánh nắng. Vậy thì nếu trẻ không được ra nắng đủ thì sao? Một nghiên cứu năm 2004 [Hollis & Wagner 2004] xác định rằng bổ sung cho người mẹ từ 2000-4000 IU vitamin D mỗi ngày sẽ tăng lượng vitamin D cho cả mẹ và con: lượng 2000 IU/ngày không cho kết quả khả quan, và nếu mẹ bổ sung 4000 IU/ngày có thể có bước phát triển khả quan trong việc tăng lượng vitamin D cho cả mẹ lẫn con. Một nghiên cứu khác ở Phần Lan [Ala-houhala 1986] thì chỉ ra rằng bổ sung 2000 IU/ngày cho mẹ cho kết quả tốt tương tự như việc bổ sung cho trẻ 400 IU/ngày.

Sunday, May 26, 2013

Những địa chỉ uy tín để tham khảo về tất cả những thứ liên quan đến con

Các mẹ thân mến,

Mình xin liệt kê ra đây những trang web uy tín liên quan đến trẻ con, từ mang thai cho đến sinh nở, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh cho đến trẻ lớn hơn một tí... Vì con mình đang còn nhỏ nên hầu hết các bài viết sẽ xoay quanh chuyện nuôi dưỡng trẻ.

1. Babycenter: Trang web khá nổi tiếng và được phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Úc, Canada, Trung Quốc, Brazil... Tổng hợp tất tần tật mọi thứ từ khi chuẩn bị mang thai đến khi con lớn. Có thể nói là không thiếu thứ gì. Cái gì mà Babycenter không có bài viết nghiên cứu thì cũng sẽ là các mẹ viết lên để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Mình học từ trang web này rất nhiều.

2. Kellymom: Một trang web rất nổi tiếng đặc biệt với các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Mục tiêu của họ là để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng những nghiên cứu evidence-based (dựa trên những bằng chứng thực sự), và cả về vấn đề ngủ của con và cách nuôi dạy con. Người sáng lập ra trang web này là 1 người mẹ có 3 đứa con, và là một chuyên gia tư vấn về sữa mẹ, có chứng chỉ của hội đồng sữa mẹ thế giới (International Board Certified Lactation Consultant - mình dịch đại khái ra là như vậy).

3. AAP : Trang web của hội Nhi khoa Mỹ

4. Mayo Clinic: Là một tổ chức quốc tế hàng đầu về chăm sóc, nghiên cứu và giáo dục Y khoa. Có thể nói là một tổ chức rất lớn và vô cùng uy tín, có một hệ thống bệnh viện, trường Y ở quanh thế giới.

5. Mặt trời bé thơ: Một trang web thuần việt, được tài trợ bởi dự án Alive and Thrive do quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ. Trang web này khuyến khích ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ có thể đã xem quảng cáo về sữa mẹ của họ trên tv (mặc dù ko đc phát sóng nhiều, khá là buồn).


Mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm về những trang web trong quá trình viết blog.

Saturday, May 25, 2013

Con bạn có cần bổ sung Vitamin không?

Bài viết gốc: http://kellymom.com/nutrition/vitamins/vitamins/
Dịch: Minh Nga Nguyễn

Tóm tắt:
Việc bổ sung vitamin và các khoáng chất trong năm đầu tiên là không cần thiết đối với một đứa trẻ khoẻ mạnh, được sinh ra đủ ngày đủ tháng và bú mẹ. Sữa mẹ là tất cả những gì đứa bé cần ít nhất là trong 6 tháng đầu đời. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin, fluoride, sắt, nước lọc, nước hoa quả, sữa công thức và ăn dặm hầu như không có lợi ích gì cho một em bé khoẻ mạnh bú mẹ trong 6 tháng đầu, và đôi khi chúng còn có hại. Có một số loại vitamin cần thiết cho bé bú mẹ trong năm đầu, nhưng những loại vitamin này chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ chứ ko chiếm đa số.

Trích dẫn từ Viện Nhi của Mỹ (AAP):

"Không một loại đồ uống bổ sung nào (nước lọc, nước đường glucose, sữa công thức…) được bổ sung cho trẻ sơ sinh bú mẹ trừ khi có bệnh lý cần điều trị… Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất để trẻ phát triển toàn diện nhất và tốt nhất trong 6 tháng đầu đời."

AAP khuyến cáo về sự bổ sung một số vitamin được liệt kê bên dưới.

Một số bé sinh non (cân nặng nhỏ hơn 1,5kg hoặc 3.3pounds) có thể cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn, và những chất này có thể được bổ sung vào sữa mẹ vắt ra trước khi cho trẻ ăn.

Dưới đây sẽ là chi tiết về từng loại vitamin.

Vitamin A:

Sữa mẹ có nguồn vitamin A tự nhiên và rất dồi dào. Việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ không bị thiếu vitamin A. Sự thiếu vitamin A ở trẻ bú mẹ là rât hiếm kể cả ở những khu vực có tỉ lệ thiếu vitamin A nhất trên thế giới.

Tài liệu trích dẫn về lợi ích của Vitamin A

Vitamin B1 (thiamine)

Nếu người mẹ dung nạp đủ thiamine thì sữa của người mẹ đó cũng có đủ và không cần thiết phải bổ sung. Nếu người mẹ thiếu thiamine trong cơ thể, thì có thể bổ sung cho mẹ và lượng thiamine trong sữa cũng sẽ tăng lên (bởi vì loại vitamin này tan trong nước). Sự thiếu hụt thiamine ở Mỹ là hiếm.

Vitamin B2 (riboflavin)

Sự bổ sung của vitamin này cho trẻ bú mẹ là không cần thiết, bởi vì sự thiếu hụt riboflavin là hiếm ở những nước phát triển. Lượng riboflavin trong sữa mẹ khá ổn định và chỉ thay đổi cho có một sự bổ sung rất lớn (3x the maternal RDA).

Vitamin B6

Nếu người mẹ dung nạp đủ lượng vitamin B6, thì sữa của người mẹ đó có đủ và không cần thiết phải bổ sung thêm. Nếu mẹ không ăn uống đủ vitamin B6 thì có thể bổ sung cho người mẹ và lượng vitamin này sẽ tăng lên trong sữa.

Vitamin B12
Đường link tới bài viết Con bạn có cần được bổ sung vitamin B12

Vitamin C

Trẻ bú mẹ không nên bổ sung vitamin C đều đặn trừ những trường hợp bị thiếu Vitamin C trầm trọng. FDA khuyến cáo người mẹ cho con bú cần đủ 100mg vitamin C mỗi ngày. Sự cung cấp vitamin C cho người mẹ không ảnh hưởng đến lượng vitamin này trong sữa mẹ, bởi vì lượng vitamin C trong sữa mẹ là ổn định cho dù mẹ có bổ sung thêm nhiều hay ít (áp dụng trong trường hợp người mẹ không bị thiếu vitamin C trầm trọng).

Link tới bài viết "Lượng vitamin C trong sữa mẹ"

Canxi

Trẻ bú mẹ không cần được bổ sung canxi ngoài lượng trẻ có được từ sữa mẹ và các thực phẩm ăn dặm (sau 6 tháng). APP có chỉ ra rằng (link Calcium Requirements of Infants, Children, and Adolescents)

"Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng sự bổ sung canxi nhiều hơn lượng hấp thụ từ sữa mẹ (đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn) trong 6 tháng đầu, hoặc lượng hấp thu từ sữa mẹ vắt ra và thực phẩm ăn dặm sau 6 tháng, có lợi cho xương về lâu về dài."
(nghĩa là sự bổ sung thêm canxi ko làm xương cứng cáp hơn trong tương lai của trẻ).

Vitamin D

Đường link "Con bạn có cần được bổ sung vitamin D không?"

Vitamin E

Không có chỉ dẫn nào về sự thiếu hụt Vitamin E ở trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đang bú mẹ. Sự bổ sung Vitamin E cho mẹ và trẻ bú mẹ không có tài liệu nào nhắc tới.

Flouride

Hiện nay không có bằng chứng nào khẳng định rằng sự bổ sung flouride cho trẻ sơ sinh bú mẹ có lợi ích cho răng của trẻ. Tiến sĩ Ruth Lawrence (tác giả của sách Breastfeeding : A guide for the medical profession") có nói rằng:

"các bằng chứng ủng hộ cho trash cãi rằng trong sữa mẹ có lượng fluoride đầy đủ, và bổ sung nhiều fluorosis là một mối lo" evidence supports the contention that there is adequate fluoride in human milk, and fluorosis from excessive amounts is a concern.

AAP đã phát hành một quyết định hướng dẫn về việc bổ sung flouride như sau:

"Flouride không nên bổ sung cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cho dù đứa trẻ đó bú mẹ hay ăn sữa công thức. Trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ bú mẹ (và trẻ bú sữa công thức) cần một lượng fluoride bổ sung chỉ trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt thiếu flouride trầm trọng (< 0.3 ppm) [điều này được trích dẫn từ chính sách của AAP về sữa mẹ]

Ở nhiều nơi thì flouride được bổ sung vào nguồn nước sinh hoạt. Nếu bạn sử dụng nước giếng hoặc nước đóng chai, thì có khả năng là flouride chưa được bổ sung vào nguồn nước đó nhưng vẫn có thể có một tí trong nước. Flouride là chất có tự nhiên trong nước, bạn nên tìm hiểu xem trong nguồn nước của mình có bao nhiêu flouride trước khi quyết định uống bổ sung.

Làm thế nào để biết trong nguồn nước của mình có bao nhiêu flouride?
- Bạn có thể gọi nhà máy nước để tìm hiểu
- Nếu bạn dùng nước đóng chai, gọi điện cho nhà cung cấp.
- Nếu bạn dùng nước giếng, gọi cho nhà máy nước và đề nghị họ làm xét nghiệm xác định nồng độ fluoride trong nước, chi phí xét nghiệm này thường thấp (đối với Mỹ, còn đối với Việt Nam thì các mẹ tự tìm hiểu nhé)

Sau khi đã biết chính xác lượng fluoride có trong nước uống rồi, bạn có thể đọc thêm tài liệu hướng dẫn từ AAP và quyết định xem bổ sung thêm bao nhiêu là vừa.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi và hại của flouride tại các đường link sau (bổ sung fluoride vào cơ thể vẫn đang là vấn đề tranh cãi chưa đi đến kết luận cuối cùng)

Should my 6 month old and my 3 year old take fluoride vitamins? from AskDrSears.com
Fluoride in Your Water from AskDrSears.com
What is Fluoride and Why You Won’t Want to Use It by Carol S. Kopf, BS, MA, from DrJayGordon.com
Debunking Fluoride: Cavity Fighter or Toxic Intruder? by Carol S. Kopf, BS, MA, from Mothering Issue 107, July/August 2001
Teething and Dental Hygiene from the American Academy of Pediatrics
Journal search on Fluoride and Human Milk

Folic acid (folate)

Chưa có báo cáo về sự thiếu hụt folic acid ở trẻ đủ tháng bú sữa mẹ, và bổ sung là không cần thiết.

Sắt

Theo đường dẫn này "Có cần thiết phải bổ sung sắt?"

Vitamin K

Lượng vitamin K trong cơ thể bé khi sinh là rất thấp. Vitamin K cần thiết để dự phòng và điều trị xuất huyết, ngăn ngừa chứng thiếu máu và chứng xuất huyết (trích http://giadinh.net.vn/nuoi-day-con/thieu-vitamin-k-tre-de-bi-benh-nao-20130405095753942.htm). Sự thiếu hụt vitamin K dẫn đến chứng bệnh ở trẻ gọi là hermorrhagic disease. Bổ sung vitamin K ở mẹ sẽ tăng lượng vitamin K trong sữa. Tác giả trích dẫn từ bài viết về "Trẻ sơ sinh có cần bổ sung vitamin" (Greer 2001) như sau:

"Ngoài việc tiêm 1mg vitamin K sau khi sinh, trẻ sơ sinh bú mẹ không cần bổ sung thêm vitamin K nếu người mẹ ăn uống đủ chất. Nếu bố mẹ từ chối không cho con được tiêm, thì trẻ sẽ được uống 2mg vitamin K. Vì sự hấp thụ không đồng nhất ở từng trẻ và ở Mỹ chưa sản xuất được loại vitamin K cho trẻ sơ sinh có khả năng hấp thụ hết, cách tốt nhất là uống nhắc lại sau 7 và 28 ngày sau sinh, phương pháp này được áp dụng ở Bắc Âu vì họ cho trẻ uống vitamin K thay vì tiêm"

Thông tin tham khảo thêm:

Vitamin K at Birth: To Inject or Not by by Linda Folden Palmer, DC
Vitamin K1 Prophylaxis from the British Columbia Reproductive Care Program

Niacin

Thiếu hụt Niacin ở trẻ bú mẹ ở các nước phát triển là rất hiếm, và không cần bổ sung.

Zinc (Kẽm)

Trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh và bú mẹ không cần được bổ sung zinc nhiều hơn lượng trẻ có được từ sữa mẹ và thực phẩm ăn dặm. Nguồn thực phẩm dồi dào chất zinc bao gồm thịt (nhất là thịt đỏ) và sữa chua. Dấu hiệu của việc thiếu hụt zinc bao gồm: lười ăn, sức đề kháng giảm, uể oải, chậm lớn. Trẻ sinh ra cân nặng thấp, nhỏ hơn so với tuổi hay trẻ sinh non thường có nguy cơ thiếu kẽm.

Nếu bạn lo lắng rằng con mình cần được bổ sung vitamin vì người mẹ ăn uống không đủ chất

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu người mẹ ăn uống không đủ chất, thì việc bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ (bằng ăn uống, hoặc bằng uống vitamin) rồi cho con bú thì tốt hơn là việc bổ sung trực tiếp cho con.