Wednesday, December 16, 2015

Bị loãng xương từ sữa bò?

Nguồn: http://milk.elehost.com/html/osteoporosis.html

Ngày nay, phụ nữ Mỹ tiêu thụ xấp xỉ 1L sữa bò mỗi ngày trong cả cuộc đời, và có tới 30 ngàn phụ nữ bị mắc bệnh loãng xương. Điều này thật khó hiểu phải ko?

Nói ngắn gọn lại là việc uống sữa bò không phòng tránh bệnh loãng xương. Sự thật gây sốc là loãng xương được gây ra bởi sự dung nạp quá nhiều protein vào cơ thể, khiến cho cơ thể phải lấy canxi từ xương ra để trung hoà lượng acid trong máu. Bạn nạp vào cơ thể bao nhiêu canxi không quan trọng. Điều quan trọng là ngăn chặn không cho canxi bị lấy ra khỏi xương. 

Vì sao canxi lại bị rút ra khỏi xương khi uống nhiều sữa bò?

Để cho cơ thể có thể dung nạp canxi, cơ thể cần một lượng kha khá chất magnesium. Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò chứa rất ít magnesium. Chất diệp lục có 1 nguyên tử magnesium trong hạt nhân, nói cách khác magnesium nằm trong trung tâm của phân tử diệp lục, tức là tìm thấy rất nhiều trong rau xanh cây cỏ:

1. Có nhiều nguyên nhân gây ra loãng xương, một trong những nguyên nhân lớn nhất là chế độ ăn quá nhiều protein. 
Tạp chí Science phát hành năm 1986; volume 233, issue 4764. http://www.sciencemag.org/content/233/4763/519.extract

2. Những quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh loãng xương cao nhất, ví dụ như Mỹ, Anh và Thuỵ Điển, là những quốc gia tiêu thụ sữa bò nhiều nhất. Trung Quốc và Nhật Bản, nơi là người ta ăn ít protein và sữa hơn, có tỉ lệ loãng xương thấp hơn. _ Theo Nutrition Action Healthletter, tháng 6 1993 

3. Có vẻ như yếu tố quyết định sự khoẻ mạnh của xương không phải là sự dung nạp canxi mà là sự cân bằng canxi. Tình trạng loãng xương ở những phụ nữ da trắng tiền mãn kinh là hậu quả của di truyền và dinh dưỡng và lối sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiếu hụt canxi tỉ lệ thuận với sự sử dụng protein động vật, muối, caffein, thuốc lá và lười vận động.” _ Theo bác sĩ Neal Barnard, Physician’s Committee for Responsible Medicine, Understanding Health, December 1999

4. Protein trong chế độ dinh dưỡng làm gia tăng sản sinh acid trong máu và được trung hoà bởi canxi lấy từ xương. _Theo American Journal of Clinical Nutrition, 1995; 61 (4) 

5. Khoảng 50,000 người Mỹ tử vong mỗi năm do những bệnh liên quan tới loãng xương._ Osteoporosis International 1993; 3(3)

6. Cho dù chúng ta nạp vào cơ thể 1,400mg canxi mỗi ngày, thì chúng ta có thể mất 4% mật độ xương mỗi năm vì chế độ ăn nhiều protein. _American Journal of Clinical Nutrition 1979; 32(4)

7. Tăng lượng ăn protein lên 100% sẽ gây ra sự mất xương đến gấp đôi._ Journal of Nutrition 1981

8. Một người đàn ông Mỹ ăn 175% lượng protein khuyến cáo cho mỗi ngày và một người phụ nữ ăn 144% lượng khuyến cáo._ Surgeon General’s Report on Nutritional Health, 1988

9. Nạp canxi không phòng tránh cho chúng ta khỏi rạn nứt xương. Thực tế là, những dân số có tỉ lệ nạp canxi cao nhất lại có tỉ lệ rạn nứt xương cao hơn những dân số dung nạp canxi một cách khiêm tốn hơn”. _Calif Tissue Int 1992; 50

10. Không có mối liên quan rõ ràng nào giữa việc uống sữa ở tuổi dậy thì và nguy cơ rạn nứt xương ở tuổi trưởng thành. Các số liệu chỉ ra rằng sự sử dụng sữa bò thường xuyên và chế độ ăn nhiều canxi ở phụ nữ trung niên không làm cho nguy cơ rạn nứt xương chậu hay cánh tay giảm đi… những phụ nữ sử dụng nhiều canxi từ các sản phẩm từ sữa bò có nguy cơ bị rạn nứt xương chậu cao hơn, trong khi đó nguy cơ rạn nứt xương không tăng cao ở nhóm người dung nạp lượng canxi tương tự từ những nguồn thực phẩm không phải là sữa bò.”_ Nghiên cứu kéo dài 12 năm trên 78,000 phụ nữ của trường ĐH Harvard, xuất bản trên American Jounal ò Public Health 1997;87

11. Sử dụng các sản phẩm từ sữa bò, nhất là ở lứa tuổi 20, có liên quan mật thiết tới sự gia tăng ngu cơ rạn nứt xương chậu… sự chuyển hoá của protein từ sữa bò khiến cho đào thải canxi trong nước tiểu tăng cao” _American Journal of Epidemiology 1994;139







2 comments:

  1. nuôi con bằng sữa mẹ sẽ là sợi dây gắn kết tình mẫu tử, nuôi con bằng sữa ngoài là giải pháp tình thế thôi
    bình sữa sẽ không bằng vú mẹ

    ReplyDelete
  2. nuôi con bằng sữa mẹ sẽ là sợi dây gắn kết tình mẫu tử, nuôi con bằng sữa ngoài là giải pháp tình thế thôi
    bình sữa sẽ không bằng vú mẹ

    ReplyDelete